Cấp ủy cơ sở là gì? khái niệm cấp ủy cơ sở

NGUYỄN VĂN BÁCH
9/28/2024

Cấp ủy cơ sở là cơ quan lãnh đạo tập thể, trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quyết định và chịu trách nhiệm trước toàn thể đảng viên của tổ chức cơ sở đảng trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; quyết định mọi hoạt động về tổ chức, cán bộ, về công tác chính trị, tư tưởng và các hoạt động khác; duy trì các nguyên tắc, kỷ luật của Đảng trong phạm vi tổ chức cơ sở đảng.

Khái niệm cấp ủy cơ sở

Theo Điểm 2, Điều 9, Điều lệ Đảng: “Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)” . “Cấp ủy cơ sở” được sử dụng trong bài đăng này là cấp ủy của tổ chức cơ sở đảng - gọi tắt của Ban Chấp hành đảng bộ và chi ủy chi bộ cơ sở. Cấp ủy cơ sở cụ thể ở các loại hình tổ chức cơ sở đảng hiện nay là:
- Đảng ủy cơ sở có thể chỉ có bí thư và phó bí thư khi đảng ủy có số lượng đảng ủy viên dưới 9;
- Đảng ủy cơ sở có thể có Ban Thường vụ đảng ủy, khi đảng ủy có từ 9 đảng ủy viên trở lên;
- Đảng ủy cơ sở của đảng bộ cơ sở “hai cấp” (gồm các chi bộ trực thuộc) và đảng ủy cơ sở của đảng bộ “ba cấp” (gồm các đảng bộ bộ phận, dưới đảng bộ bộ phận là các chi bộ trực thuộc). Đảng ủy lãnh đạo các chi bộ thông qua đảng ủy bộ phận;
- Chi ủy (chỉ áp dụng khi có từ 3 chi ủy viên trở lên).
Cấp ủy viên là đảng ủy viên (đối với tổ chức cơ sở đảng là đảng bộ cơ sở); là chi ủy viên (đối với chi bộ cơ sở). “Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy viên”. Nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đàm bảo quốc phòng, an ninh... của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

Xem thêm