Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng

NGUYỄN VĂN BÁCH
5/01/2018

Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng có thể tham khảo các bước chính như sau:

1. Lập biên bản vi phạm hành chính 
Khi phát hiện có hành vi vi phạm, trước khi tiến hành lập biên bản thì người có thẩm quyền lập biên bản thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để người vi phạm dừng, chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (nên lập thành Biên bản ghi nhận việc cá nhân, tổ chức đã chấm dứt hành vi (dừng thi công, dừng san ủi...), hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục như tự nguyện tháo dỡ ...). Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính theo trình tự dưới đây.
* Biên bản VPHC lập theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ, Sửa đổi một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP.
Riêng đối với hành vi vi phạm tại khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (XPVPHC hoạt động xây dựng) thì lập Biên bản VPHC theo mẫu số 01 Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị định số 139/2017/NĐ-CP.
* Thẩm quyền lập Biên bản VPHC: Theo các Nghị định liên quan đến lĩnh vực đất đai, xây dựng.
Lưu ý: Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP quy định: Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị ra quyết định xử phạt nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thi hành hoặc đang thi hành quyết định mà sau đó vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó, thì hành vi vi phạm này được coi là hành vi vi phạm mới.
2. Xác minh
3. Về thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt
4. Ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

- Người có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đầy đủ các bước trên, tiến hành lập dự thảo Quyết định xử phạt trình người có thẩm quyền xử phạt:

- Mẫu Quyết định xử phạt thực hiện theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP. Riêng đối với hành vi vi phạm tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 15  và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (XPVPHC hoạt động xây dựng) thì quyết định theo mẫu số 02 kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BXD.

Lưu ý: Trường hợp không ra quyết định xử phạt theo khoản 1 Điều 65 của Luật XLVPHC. Nếu hành vi vi phạm đó trong Nghị định quy định xử phạt bổ sung hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.... thì tiến hành lập dự thảo quyết định theo mẫu số 12, mẫu số 13, mẫu số 14 của Nghị định số 97/2017/NĐ-CP.

- Người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét lại hồ sơ xử phạt để xác định về đối tượng, hành vi vi phạm, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thời hạn... khi có đủ đầy đủ căn cứ thì ký ban hành Quyết định.

Trường hợp sau khi ban hành Quyết định xử phạt mà phát hiện có sai sót, nhầm lẫn thì thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo quy định tại Điều 6a, Điều 6b, Điều 6c Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ.

5. Gửi, thi hành quyết định xử phạt VPHC (Điều 70, 73 Luật)

- Gửi Quyết định XPVPHC cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định (gửi thư bảo đảm hoặc gửi trực tiếp (phải lập biên bản có ký nhận giữa người giao quyết định và cá nhân/tổ chức bị xử phạt; trường hợp họ không nhận thì lập biên bản theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).

- Cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định XPVPHC trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định XPVPHC (tính theo ngày nhận ký ở biên bản giao nhận hoặc ký nhận ở phiếu gửi bảo đảm). Trường hợp Quyết định XPVPHC quy định ngày thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn ghi trong Quyết định XPVPHC đó.

Lưu ý: Nếu sau khi nhận Quyết định cá nhân/tổ chức sau khi nhận quyết định quá thời hạn thi hành (10 ngày) mà vẫn chưa thi hành thì người được giao nhiệm vụ đôn đốc cá nhân/tổ chức phải thực hiện đôn đốc thi hành Quyết định, mỗi lần đôn đốc đều lập biên bản, ký xác nhận (ký của người đôn đốc, ký người vi phạm, nếu người vi phạm không ký thì ghi rõ lý do và mời trưởng thôn, khối phó hoặc người chứng kiến ký (để chứng kiến cho việc công chức được giao nhiệm vụ đã đôn đốc cá nhân/ tổ chức thi hành quyết định).

6. Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt VPHC

- Qúa thời hạn thi hành Quyết định XPVPHC (quá 10 ngày hoặc quá thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt) mà cá nhân/tổ chức không tự nguyện thi hành thì người đã ban hành quyết định xử phạt ban hành Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt.

Lưu ý: Trước khi ban hành Quyết định cưỡng chế, cần thực hiện việc rà soát lại trình tự, thủ tục xử phạt, xác định rõ việc gửi quyết định xử phạt; Báo cáo về việc đã đôn đốc cá nhân/ tổ chức bị xử phạt thi hành quyết định  nhưng đến nay vẫn họ vẫn cố tình không thi hành.

          - Thẩm quyền ra Quyết định cưỡng chế:

          Những người quy định tại Điều 87 Luật XLVPHC có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành đối với quyết định xử phạt của cấp dưới trong các trường hợp:

          + Cấp dưới không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế;

          + Cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế.

- Ban hành quyết định cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức vừa bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính vừa bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 38)

+ Cá nhân, tổ chức vừa không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vừa không chấp hành một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, thì người có thẩm quvền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 hoặc 4 Chương II và Mục 5 Chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP đối với cá nhân, tổ chức đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

+ Trong trường hợp cá nhân, tổ chức chỉ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả hoặc chỉ chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 và 4 Chương II hoặc Mục 5 Chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP đối với cá nhân, tổ chức đó.

- Trình tự, thủ tục cưỡng chế thực hiện theo Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định về  cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (xác minh hiện trạng; xây dựng kế hoạch, phương án cưỡng chế.....).

 Thành phần hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

(Dùng để tham khảo) 

TT

                                  NỘI DUNG       

BIỂU MẪU

1

Biên bản kiểm tra; Biên bản làm việc…

 

2

- Hồ sơ pháp lý về đất đai như: các văn bản về đất đai; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã, cấp huyện …

- Các giấy tờ liên quan đến đối tượng vi phạm như: Chứng minh thư nhân dân; giấy phép đăng ký kinh doanh; giấy thành lập doanh nghiệp…

 

3

Biên bản vi phạm hành chính

mẫu Biên bản số 01 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP 

4

Biên bản xác minh

mẫu Biên bản số 15 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP

5

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

mẫu Quyết định số 02 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP

6

Bên bản giao nhận Quyết định xử  phạt hoặc thư bảo đảm còn lưu thể hiện việc gửi Quyết định xử phạt

 

7

Biên lai thu tiền phạt

 

8

Biên bản kiểm tra ghi nhận thực hiện Biện pháp khắc phục hậu quả

 

9

Biên bản đôn đốc thi hành Quyết định xử phạt

 

10

Quyết định cưỡng chế (Cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phn thu nhập để thi hành Quyết định xử phạt; Cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản để thi hành Quyết định xử phạt; Cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để thi hành Quyết định xử phạt; Cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả)

mẫu các Quyết định từ mẫu số 06 đến mẫu số 10; mẫu Quyết định số 13 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP

11

Kế hoạch cưỡng chế

 

12

Phương án cưỡng chế

 

13

Biên bản cưỡng chế

mẫu các Biên bản cưỡng chế từ số 04 đến số 06 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP 

                                                

Thành phần hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

(Dùng để tham khảo)

TT

                                  NỘI DUNG       

BIỂU MẪU

1

Biên bản kiểm tra; Biên bản làm việc…

 

2

- Hồ sơ liên quan đến hoạt động xây dựng như: các văn bản liên quan đến xây dựng; Quy hoạch xây dựng đối với khu dân cư…

- Các giấy tờ liên quan đến đối tượng vi phạm như: Chứng minh thư nhân dân; giấy phép đăng ký kinh doanh; giấy thành lập doanh nghiệp…

 

3

Biên bản vi phạm hành chính (áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm, trừ hành vi vi phạm tại Khoản 12, 13 Điều 15)

mẫu Biên bản số 01 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP 

 Biên bản VPHC : đối với hành vi vi phạm tại khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP

mẫu Biên bản số 01 Thông tư số 03/2018/TT-BXD

 

4

Biên bản xác minh

mẫu Biên bản số 15 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP

5

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (áp dụng cho tất cả các hành vi vi phạm, trừ hành vi vi phạm tại Khoản 12, 13 Điều 15)

mẫu Quyết định số 02 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP

Đối với lĩnh vực xây dựng: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: đối với hành vi vi phạm tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 15  và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 12, khoản 13 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP

mẫu Quyết định số 02 Thông tư số 03/2018/TT-BXD

6

Bên bản giao nhận Quyết định xử  phạt hoặc thư bảo đảm còn lưu thể hiện việc gửi Quyết định xử phạt

 

7

Biên lai thu tiền phạt

 

8

Biên bản kiểm tra ghi nhận thực hiện Biện pháp khắc phục hậu quả

 

9

Đối với lĩnh vực xây dựng: Biên bản Kiểm tra, ghi nhận về s phù hợp của hiện trạng công trình xây dựng với giấy phép xây dựng được cấp hoặc được điều chỉnh

mẫu Biên bản số 04 Thông tư số 03/2018/TT-BXD

10

Biên bản đôn đốc thi hành Quyết định xử phạt

 

11

Quyết định cưỡng chế (Cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phn thu nhập để thi hành Quyết định xử phạt; Cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản để thi hành Quyết định xử phạt; Cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để thi hành Quyết định xử phạt; Cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả)

mẫu các Quyết định từ mẫu số 06 đến mẫu số 10 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP

12

Kế hoạch cưỡng chế

 

13

Phương án cưỡng chế

 

14

Biên bản cưỡng chế

mẫu các Biên bản cưỡng chế từ số 04 đến số 06 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP 

Tải toàn bộ mẫu Quyết định và Biên bản file word Nghị định số 97/2027/NĐ-CP: Xem Công báo hoặc tải về Phần 1phần 2 hoặc P1: tại đây, P2: tại đây

Xem thêm