Tách thửa hoặc hợp thửa đất

NGUYỄN VĂN BÁCH
10/01/2023

 

1. MỤC ĐÍCH

Quy định nội dung, trình tự và trách nhiệm trong việc tách thửa hoặc hợp thửa đất.

2. PHẠM VI

Áp dụng cho việc tách thửa hoặc hợp thửa đất. 

 

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015.

- Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.8.

 

4. ĐỊNH NGHĨA/ VIẾT TẮT

- UBND: Ủy ban nhân dân.

- Bộ phận TN&TKQ: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Chi nhánh VPĐK đất đai: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

 


5. NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa được quy định như sau:

- Đối với đất ở tại đô thị diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 40 m2, chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 3 mét, chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 5 mét.

Diện tích tối thiểu sau khi tách thửa được quy định như sau:

- Đối với đất ở tại đô thị diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 40 m2, chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 3 mét, chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 5 mét.

- Đối với đất ở tại nông thôn:

+ Đất thuộc các khu vực bám mặt đường là đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; khu vực bám mặt đường của các trục giao thông chính thuộc các xã ven đô thị; trung tâm huyện lỵ các huyện, đất ở các khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, khu kinh tế trên địa bàn các xã (khu vực có lợi thế về vị trí, hiệu quả sử dụng đất cao, giá đất ở tương đương với khu vực đô thị) thì diện tích tối thiểu sau khi tách là 50 m2 chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 3 mét, chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 8 mét.

+ Đối với các xã ven đô thị, xã vùng thấp không thuộc quy định tại các xã như trên thì

 diện tích tối thiểu sau khi tách là 60 m2 chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 4 mét, chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 8 mét.

  + Đất ở nông thôn thuộc các xã không thuộc hai trường hợp trên thì diện tích tối thiểu sau khi tách là 70 m2 chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 4 mét, chiều dài (chiều sâu) tối thiểu là 10 mét.

5.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

 

 

 

1. Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

    

   

 

 

5.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

5.4

Thời gian xử lý

 

- 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.

- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.

5.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận TN&TKQ Huyện (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).

5.6

Lệ phí

 

Lệ phí địa chính:  

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

 + Tại các phường của thành phố Điện Biên Phủ và Thị xã Mường Lay là 20.000 đồng/1 lần cấp:

 + Tại các xã, thị trấn còn lại là: 10.000 đồng /1 lần cấp

 

5.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/KQ

B1

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định; nộp hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân

Giờ hành chính

Theo mục 5.2

Đơn đề nghị

 

 

B2

Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì chuyển B3, viết phiếu hẹn.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cho công dân bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ và chuẩn bị lại hồ sơ theo B1.

 

 

Bộ phận TN&TKQ

Giờ hành chính

-Giấy biên nhận hồ sơ

B3

- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

- Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

- Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

+ Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

+ Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Người sử dụng đất; Chi nhánh VPĐK đất đai

 

 

 

 

10-15 ngày

 

B4

- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Chi nhánh VPĐK đất đai  

 

 

 

 

 

 

02-03 ngày

 

B5

 

 

Thực hiện nghĩa vụ tài chính

(nếu có)

 

Chi nhánh VPĐK đất đai ;

Người sử dụng đất

 

Không tính thời gian

Phiếu chuyển thông tin để xác định nghĩa vụ tài chính

B6

In vẽ Giấy chứng nhận QSD đất (nếu cần)

Chi nhánh VPĐK đất đai

01 ngày

 

B7

 

Ký duyệt

Lãnh đạo Sở tài nguyên và Môi trường

 

01 ngày

 

B8

Đóng dấu, vào sổ cấp GCN, điều chỉnh hồ sơ địa chính, pho to bản lưu GCNQSD đất, trả GCNQSD đất bản gốc, quyết định cấp lại GCNQSD đất cho bộ phận Tiếp nhận và trả hồ sơ thuộc Văn phòng

Chuyên viên Chi nhánh VPĐK đất đai

Trong ngày

 

B9

Trả kết quả công dân, thu lệ phí và vào sổ theo dõi

Bộ phận TN&TKQ

Giờ hành chính

- Sổ theo dõi kết quả xử lý công việc

5.8

Cơ sở pháp lý

 

- Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có hiệu lực từ ngày 05/7/2014.

- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính; có hiệu lực từ ngày 17/02/2014.

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 quy định danh mục mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ phân chia tiền thu phí, lệ phí; đối tượng nộp, đơn vị thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ TN&MT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai.

 

6. BIỂU MẪU

TT

Mã hiệu

Tên Biểu mẫu

1.      

BM.VP.01.01

Mẫu Giấy biên nhận

2.      

BM.VP.01.02

Mẫu Phiếu theo dõi kết quả xử lý công việc

3.      

Mẫu 11/ĐK

Đơn đề nghị tách thửa, hợp thửa đất

7. HỒ SƠ  LƯU

Hồ sơ gồm những thành phần sau:

TT

Hồ sơ lưu

1.      

Giấy biên nhận hồ sơ

2.      

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

3.      

 Bộ hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa đất

Hồ sơ được lưu tại đơn vị xử lý chính, trực tiếp, thời gian lưu 01 năm. Sau khi hết hạn, chuyển hồ sơ xuống đơn vị lưu trữ của cơ quan và lưu trữ theo quy định hiện hành.

 

Xem thêm