Một số hạn chế trong chất vấn của đại biểu HĐND:
1. Chọn vấn đề chất vấn không trúng.
2. Câu hỏi chất vấn nặng về ý kiến cá nhân hơn là lợi ích chung; hỏi chỉ lấy thông tin; câu hỏi không rõ; hỏi nhưng lại diễn giải.
3. Nhầm lẫn về đối tượng chất vấn.
4. Chất vấn với thái độ gay gắt khiến người trả lời chất vấn bị ức chế.
5. Ít tranh luận, truy vấn.
6. Không chủ động yêu cầu ra NQ của HĐND về trả lời chất vấn.
Tầm quan trọng của kỹ năng chất vấn:
1. Việc chọn vấn đề và đặt câu hỏi chất vấn thể hiện năng lực của đại biểu.
2. Chất vấn tốt giúp đại biểu, cử tri đánh giá năng lực, trách nhiệm người đứng đầu.
3. Chất vấn giúp xây dựng giúp cơ quan nhà nước thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ , quyền hạn.
4. Chất vấn góp phần cảnh báo về 1 vấn đề gì đó cần được lưu ý giải quyết.
Kỹ năng chất vấn của đại biểu HĐND
1. Chọn vấn đề (nội dung)
- Vấn đề bất cập;
- Vấn đề “nóng”, thời sự, bức xúc.
- Vấn đề liên quan đến quyền lợi của số đông cử tri;
- Vấn đề có thể diễn ra, cần ứng phó kịp thời.
lưu ý: nên lựa chọn vấn đề chất vấn liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của đại biểu am hiểu và có nhiều thông tin.
2. Xác định đối tượng chất vấn
- Thuộc lĩnh vực, ngành nào?
- Ai là người trả lời chất vấn.
- Trường hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành thì phải xác định được tất cả người liên quan để yêu cầu trả lời, mỗi người trả lời ở 1 góc độ quản lý khác nhau.
3. Thu thập, xử lý thông tin phục vụ chất vấn
- Từ ý kiến, kiến nghị của cử tri;
- Qua hoạt động giám sát;
- Qua hoạt động tiếp dân, xử lý đơn thư;
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng;
- Qua thực tế hoạt động của đại biểu;
- Từ các chuyên gia.
4. Chuẩn bị câu chất vấn (trọng tâm vấn đề đã xác định được cử tri và đại biểu quan tâm, tính nghiêm trọng của vấn đề; trách nhiệm của đối tượng chất vấn. lưu ý: câu hỏi chất vấn không mang tính cá nhân mà mang tính đại diện cho lợi ích chung).
- Yêu cầu câu chất vấn:
+ Ngắn gọn, dễ hiểu, hiểu đúng không gây hiểu nhầm. không hỏi quá nhiều vấn đề trong 01 câu hỏi (nên từ 1-2 vấn đề);
+ Không hỏi quá khó, đánh đố;
+ Không trùng nội dung đã được giải quyết;
+ Có dẫn chứng cụ thể (nếu có thể).
- Câu hỏi chất vấn phải được giải đáp: đạt mục tiêu gì? hỏi ai? hỏi như thế nào? có chứng cứ gì để chứng minh? có trùng nội dung đã được giải quyết hay trả lời chưa?
5. Xem xét việc trả lời chất vấn
- người trả lời chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề chưa? xác định trách nhiệm ntn? biện pháp và thời gian khắc phục?
- nếu đb không đồng ý nội dung trả lời hoặc trả lời chưa đầy đủ, chưa xác định trách nhiệm thì có quyền chất vấn lại (truy vấn) để người bị chất vấn trả lời tiếp.
- lưu ý: những vấn đề lớn, quan trọng sau khi chất vấn, hđnd nên ra nq về vấn đề chất vấn.
6. Theo dõi thực hiện kiến nghị sau chất vấn
- thường trực hđnd phân công đại biểu tiếp tục theo dõi, đôn đốc;
- phân công 1 ban theo dõi, đôn đốc
lưu ý: theo quy định chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp hđnd người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo việc thực hiện các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước đến thường trực HĐND để chuyển đại biểu.
Một số kinh nghiệm trong chất vấn:
1. Không ngừng rèn luyện, nâng cao hơn nữa năng lực, trách nhiệm trong hoạt động chất vấn; thường xuyên tự nghiên cứu, bồi dưỡng kỹ năng chất vấn, thu thập thông tin để chất vấn.
2. Nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết của từng ngành, từng cấp để chất vấn.
3. Cần tranh luận, truy vấn đến cùng nội dung trả lời chất vấn chưa rõ.
4. Tạo sự ủng hộ đối với nội dung chất vấn (thảo luận tổ, trao đổi hành lang…) nhằm tăng hiệu quả chất vấn.