Câu hỏi ôn tập môn triết học

NGUYỄN VĂN BÁCH
9/04/2023

 Câu 1: Phân tích tư tưởng Triết học và chính trị và đạo làm người trong lịch sử Việt Nam ? Liên hệ với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ?

Trả lời:

Tư tưởng về “Đạo” là một trong những vấn đề mà các nhà tư tưởng Việt Nam trong lịch sử đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm đó được coi là cơ sở tư tưởng để hành động chính trị, để đối nhân xử thế. Trong ba đạo truyền thống: Nho, Phật, Lão - Trang, thì sau thời Lý - Trần, người ta hướng về đạo Nho trước hết.

Nho giáo với các nguyên lý chính trị - đạo đức xã hội của nó đã đáp ứng được các yêu cầu đương thời. Lý thuyết “Tam cương”, “Ngũ thường” của nho giáo tạo cho xã hội một ý thức trật tự, kỷ cương, phù hợp với chế độ phong kiến. Con đường danh - lợi của nho giáo mở rộng về con đường học vấn để làm quan để phò vua và phụng sự đất nước, v.v... Những nguyên tắc đối nhân xử thế uyển chuyển đã chỉ ra con đuờng thoát khi thất thế, làm yên tâm mọi người trên bước đường hoạn lộ. Do vậy, kẻ sĩ đều chọn con đường đạo Nho và luôn đề cao đạo làm người của Đạo Nho.

Trên cơ sở các nguyên lý cơ bản của đạo Nho thể hiện trong các tác phẩm kinh điển, nhưng sự lựa chọn và giải thích của mỗi người có khác nhau. Các nhà nho yêu nước thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạo như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thời Nhiệm, v.v...

thì thường phát huy những khái niệm nào đó của nhà Nho có sức diễn đạt được nội dung yêu nước, thương dân, yêu con người và tin ở năng lực của con người. Các nhà Nho khác thì chú trọng đến tôn ti, trật tự và đẳng cấp khắc nghiệt của Nho giáo. Do vậy, cũng đều là các nhà nho nhưng giữa họ có những lập trường triết học khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Cùng với Nho giáo thì Phật giáo lại có sức hấp dẫn riêng khi giải quyết các vấn đề sống - chết, may - rủi, phúc - họa, thường - biến, những vấn đề gắn với cuộc sống đời thường của mỗi người thì đạo Nho không đáp ứng được. Đạo làm người trong tư tưởng triết học truyền thống Việt Nam đã lấy Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần. Và mặt khác khi thất thế trên đường danh lợi, người ta tìm đến đạo Lão - Trang để có niềm an ủi, tự tại. Thế giới quan Nho - Phật - Lão thường là thế giới quan chung của quan niệm đạo làm người trong tư tưởng triết học Việt Nam.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta “Đạo” được xem là quốc hồn, là biểu tượng của truyền thống yêu nước, thương nòi. Yêu “Đạo” được coi là yêu nước, vì đạo mà chiến đấu hy sinh để bảo vệ độc lập cho đất nước. Nhưng vì “Đạo’ là thế giới quan cũ, không giúp các nhà nho yêu nước hiểu được xu hướng tất yếu của thời đại.

Những thành tựu đạt được về mặt lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc là công lao của các nhà lãnh đạo đất nước, của các nhà lý luận trong lịch sử. Họ đã vượt qua bao nhiêu khó khăn và hạn chế của thời đại của bản thân để xây dựng lý luận về đạo trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đấu tranh cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Ngày nay chúng ta với triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận khoa học và cách mạng có khả năng giải quyết những vấn đề lý luận thực tiễn của đất nước để phát huy những giá trị đích thực của quan niệm về “Đạo” làm người trong lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc đã có điều kiện chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 2: Phân tích tư tưởng Triết học Việt Nam dưới góc độ kế thừa tư tưởng triết học Phật giáo của Ấn Độ và Tư tưởng triết học Nho giáo của Trung Quốc? Liên hệ với vấn đề đạo đức của người Việt Nam trong đời sống tinh thần?

Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo điển hình của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ và có số lượng phật tử đông đảo phân bố rộng khắp. Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Nam bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên Chúa…

Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của người Việt. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Đạo Phật đã khẳng định chân giá trị của nó trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc biệt, xét trên khía cạnh hệ thống tư tưởng, thì Phật giáo đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam.

Hiện nay, tư tưởng chủ đạo, vũ khí lí luận của chúng ta trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH là chủ nghĩa Mác-Lênin; nhưng bên cạnh đó, bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần vận dụng một cách hợp lí để góp phần đạt được mục đích của thời kì quá độ cũng như sau này.

 Phật giáo du nhập vào Việt Nam Phật giáo hiện diện trong nền văn hóa Việt Nam đã hai nghìn năm. Ngay từ buổi mới du nhập, Phật giáo đã nhanh chóng được cha ông chúng ta tiếp nhận, bản địa hóa và trở nên một tôn giáo của dân tộc. Với xu hướng đó, ngoài những giáo lý nền tảng, Phật giáo Việt Nam có những nét đặc thù, được thể hiện rõ nhất là trong quan niệm về Ðức Phật.

Trước khi Phật giáo du nhập Việt Nam, tại nước ta đã có một nền văn hóa phát triển phong phú, với nền tảng vững chắc mà tiêu biểu là có hệ thống lịch pháp, ngôn ngữ, âm nhạc, luật pháp độc lập. Trong tín ngưỡng tại đây đã có mặt các vị thần biểu tượng cho những yếu tố tự nhiên có ý nghĩa sống còn đối với một nền văn minh nông nghiệp mà trồng lúa nước là chủ yếu, như thần Mây, Mưa, Sấm, Sét.

Khi Phật giáo đến, những tín ngưỡng này vẫn được duy trì, nhưng kết hợp với quan niệm Phật của Ấn Ðộ, và kết quả là sự ra đời của tín ngưỡng theo mô hình mới: tín ngưỡng Phật điện, hay còn gọi là tín ngưỡng Tứ Pháp, có thể xuất hiện vào thế kỷ thứ II. Các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Sét được Phật hóa để trở thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Ðiện, mà Phật Pháp Vân là biểu trưng và là hình tượng trung tâm. Tín ngưỡng này là một trong những nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam. Ngay từ rất sớm, với sự ra đời của tín ngưỡng Phật Pháp Vân, Phật giáo Ấn Ðộ đã rủ bỏ lớp áo của mình để đâm rễ vào nền văn hóa Việt Nam.

Nói khác đi, nền văn hóa của nước ta thời bấy giờ là một nền văn hóa độc lập và đủ sức mạnh để tiếp nhận và bản địa hóa Phật giáo, làm cho Phật giáo không còn là một yếu tố văn hóa ngoại lai. Với tín ngưỡng Phật Pháp Vân, chúng ta không thể tìm ra hình ảnh của Ðức Phật Ấn Ðộ, đồng thời nội dung của tín ngưỡng cũ cũng không còn nguyên vẹn mà được bổ sung một nội dung mới. Do thế, Ðức Phật của người Việt cổ xưa không phải là Ðức Phật theo nguyên mẫu đến từ Ấn Ðộ, mà đã được khúc xạ qua nền văn hóa bản địa để trở thành một Ðức Phật đầy quyền năng, phò trợ cho nhân dân và cả dân tộc Tín ngưỡng Phật Pháp Vân nói riêng và tín ngưỡng Tứ Pháp nói chung là một trong những chỗ dựa về tâm linh của người Việt qua nhiều thời đại, và tồn tại cho đến ngay nay. Tín ngưỡng này vẫn được tồn tại cho đến hôm nay, đặc biệt thể hiện đậm nét ở miền Bắc nước ta, chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam.

 

Nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo

Tam tạng kinh điển của Phật giáo rất đồ sộ có tới trên 5000 quyển được chia thành ba loại gồm Kinh tạng – Luật tạng – Luận tạng (gọi là Tam tạng tức “ba kho kinh điển”). Về mặt triết học thì quan trọng nhất là “Kinh” và “Luận”.

- Kinh tạng: Chép lời Đức Phật giảng về giáo lý.

- Luật tạng: Ghi lại việc tu tập và toàn bộ những giới luật của Phật giáo quy định

- Luận tạng: Luận tạng do các bậc cao tăng viết ra nhằm giới thiệu giáo lý của Phật giáo một cách có hệ thống, đó là những bài bình chú, giải thích gồm bảy bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo.

Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo gồm mấy vấn đề lớn sau:

- Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có nhiều yếu tố duy vật và biện chứng nhưng về cơ bản triết học Phật giáo vẫn là triết học duy tâm chủ quan.

 Đặc điểm:

 + Thế giới là vô tạo giả: Đây là nét độc đáo của Phật giáo, không thừa nhận tồn tại Brahman sáng tạo ra thế giới và Atman – linh hồn bất tử. Phật giáo cho rằng thế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thần thánh, không do thần thánh sáng tạo ra, mặc dù Đạo Phật thừa nhận có thần tiên là đẳng cấp cao hơn con người, nhưng thần tiên lại không có vai trò đặc biệt, không sáng tạo thế giới. Theo Phật giáo, mọi sự vật hiện tượng đều có nguyên nhân của nó nhưng không có gì xác định được nguyên nhân của mọi nguyên nhân, tức không thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên (nghĩa là không có một Đấng tối cao nào sáng tạo ra vũ trụ). Phật giáo thừa nhận thế giới tồn tại cả vật chất và tinh thần: Thế giới do các yếu tố vật chất và tinh thần kết hợp với nhau tạo nên. Vật chất gồm sắc là những yếu tố có hình thù như địa (đất), thủy (nước), hỏa (lửa), phong (gió) và không là những yếu tố không có hình thù. Các yếu tố tinh thần gọi là danh gồm thụ (cảm giác), tưởng (suy nghĩ, tư tưởng), hành (suy lí), thức (ý thức). Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc luận chứng về tính chất vô ngã và vô thường của vạn vật.

+ Thuyết vô thường: Vô thường có nghĩa là không có gì ổn định, bất biến. Phật giáo cho rằng thế giới không có gì là vĩnh hằng mà thế giới là một dòng chuyển biến liên tục, tuyệt đối. Luật vô thường chi phối vũ trụ, vạn vật, và con người. Thế giới biến đổi không ngừng, sự biến đổi diễn ra trong khoảnh khắc gọi là niệm vô thường và sự biến đổi diễn ra theo những chu kì nhất định gọi là nhất kì vô thường, mỗi chu kì có 4 giai đoạn, ở thế giới vật thể nói chung là sinh, trụ, dị, diệt và ở thế giới sinh vật nói riêng là sinh, lão, bệnh, tử. Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý phật. Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hoá vô thường của vạn vật, đã xây dựng nên thuyết nhân duyên.Nhân duyên là tư tưởng, giáo lý cơ thể hiện quan điểm của Phật giáo đối với đời người, với tồn tại và sinh mệnh, là cơ sở triết học của giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo, như nhân quả, không hữu, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thoát v.v… Nó là một luận thuyết tương đối hợp lý về sự sinh thành diễn biến và về bộ mặt vốn có của thế giới; là thế giới quan độc đáo của Phật giáo và là đặc trưng cơ bản để phân biệt Đạo Phật với các tôn giáo khác.

Trong thuyết nhân duyên có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên.

- Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó, được gọi là Nhân (nguyên nhân).

- Cái gì tập lại từ Nhân được gọi là Quả.

- Duyên: là điều kiện, mối liên hệ, giúp Nhân tạo ra Quả. Duyên không phải là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự biến chuyển của vạn Pháp.

Phật giáo dùng thuyết nhân duyên để giải thích nguồn gốc của tất cả các sự vật, hiện tượng. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân. Nhân kết hợp với duyên thì sinh ra quả. Quả lại kết hợp với duyên lại biến thành nhân và sinh ra quả khác… Như vậy mối quan hệ nhân duyên bao trùm toàn bộ thế giới, thế giới đa dạng, phong phú, nhiều hình vẻ cũng chỉ là một dòng biến hóa hư ảo vô cùng không có gì là thường định, là thực và là không thực. Tất cả đều nằm trong một dòng sinh diệt bất tận. Ở quan điểm này cho thấy một hạn chế của Phật giáo là chỉ thấy sự vận động, tuyện đối hóa sự vận động mà không nhìn thấy sự đứng yên tương đối.

+ Thuyết vô ngã: phủ nhận sự tồn tại vĩnh viễn của linh hồn cá thể, phủ nhận sự tồn tại thực sự của con người, coi sự tồn tại của con người chỉ là giả hợp của các yếu tố danh và sắc. Vì vậy không có cái tôi thường định, cái tôi hôm nay khác cái tôi hôm qua và cái tôi ngày mai. Con người chỉ là sự hội tụ tạm thời giây lát của các yếu tố vật chất và tinh thần rồi lại tan ra trong dòng chảy biến hóa tan hợp hợp tan một cách vô tận.

- Nhân sinh quan Phật giáo:

 + Triết lí nhân sinh và con đường giải thoát: Con người không phải do Thượng đế sinh ra mà chỉ là sự kết hợp của ngũ uẩn bao gồm sắc (vật chất: đất, nước, lửa, gió) và danh (tinh thần: hành, tưởng, thụ, thức). Thuyết luân hồi, nghiệp báo: Phật giáo tuy bác bỏ Brahman và atman nhưng lại kế thừa thuyết luân hồi, nghiệp báo trong đạo Balamôn. Con người sau khi chết sẽ chịu sự luân hồi qua 6 kiếp: địa ngục, ác quỷ, attula, súc vật, người, thần tiên. Muốn chuyển nghiệp thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử con người sẽ phải tu luyện, tu hành, tu nhân tích đức. Cái chi phối luân hồi là nghiệp lực (ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp) tức là hành vi, suy nghĩ của con người gây ra ở kiếp trước quy định kiếp sau là gì, từ đó Phật giáo đưa ra con đường giải thoát luân hồi sinh tử.

+ Tứ diệu đế: là bốn chân lí cao cả về sự đau khổ của con người và con đường giải thoát. Đó là:

1/ Khổ đế: Theo Phật giáo, đời là bể khổ. Ở đời có vạn sự khổ, vạn sự có thể biến thành cái khổ mà khái quát lại có 8 cái khổ phổ biến là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ.

- Sinh khổ: Sự sinh sống của con người khổ (khổ trong lúc sanh và khổ trong đời sống). 

 - Lão khổ: Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, suy kém, trí huệ lu mờ, khổ cả thể xác lẫn tinh thần. 

 - Bệnh khổ: Hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổ sở, không gì hơn là đau bệnh.  - Tử khổ: Khổ của sự chết. Con người sợ nhất là cái chết vì phải xa lìa vĩnh viễn tất cả bà con, của cải. 

- Ái biệt ly khổ: Khổ của sự chia ly với những gì thân yêu. 

- Oán tăng hội khổ: Ðây là cái khổ gây ra do sự thù ghét, hiềm khích nhau mà cứ phải gần gũi, chung đụng. 

 - Sở cầu bất đắc khổ: Khổ của sự mong cầu, hy vọng mà không toại nguyện. 

- Ngũ uẩn thủ khổ: Nỗi khổ của sự tồn tại của con người. Khổ do sự bám víu, ái nhiễm của ngũ uẩn.

+ Tập đế (còn gọi là Nhân đế): Phật giáo xác định 12 nguyên nhân của cái khổ: vô minh (ngu tối), hành (suy nghĩ dẫn tới hành động), thức (hành động tác động đến ý thức), danh sắc, lục nhập (6 giác quan của con người), xúc (tiếp xúc), thụ (cảm thụ), ái (yêu thích), thủ (chiếm đoạt), hữu (sở hữu), sinh (xuất hiện), lão (già) và tử (chết). Phật giáo nói đau khổ là vô tận (nước mắt chúng sinh nhiều hơn biển), chết vẫn chưa hết khổ vì kiếp luân hồi.

+ Diệt đế: Theo Phật giáo, ta có thể tiêu diệt được khổ do đã biết được nguyên nhân dẫn đến khổ; có thể đoạn hết kiếp nghiệp, thoát khỏi vòng sinh tử và đến được cõi Niết bàn.

+ Đạo đế: Con đường diệt khổ Phật giáo đưa ra bát chính đạo (8 con đường đúng đắn để diệt khổ):

- Chính kiến: thấy, xem xét sự vật một cách đúng đắn. Chính kiến cũng có nghĩa là hiểu biết đúng đắn.

- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.

 - Chính ngữ: lời nói đúng đắn (không nói dối, không nói lời ác, không nói chia rẽ; phải nói lời có ích, nói đúng chỗ, đúng lúc).

- Chính nghiệp: hành vi đúng, ứng xử đúng, làm điều thiện.

- Chính mệnh: sinh sống lương thiện, tiết chế dục vọng và giữ giới luật.

- Chính tinh tiến: cố gắng, nỗ lực phấn đấu một cách đúng đắn; siêng năng học tập, tu luyện, tìm kiếm và truyền bá chân lí của Đức Phật.

 - Chính niệm: thường xuyên tâm niệm chính pháp, nhớ Phật, niệm Phật.

 - Chính định: tập trung tư tưởng cao độ để suy nghĩ về tứ đế, về vô ngã, vô thường để kiên định theo con đường chân chính của Đức Phật.

 Tám con đường này được gộp lại thành 3 điều: Giới gồm chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, Định gồm chính tinh tiến, chính niệm, chính định; Tuệ gồm chính kiến, chính tư duy. Muốn thực hiện được Bát chính đạo thì phải có phương pháp để thực hiện nhằm ngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình và khuyến khích những người làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người.

 Nội dung của các phương pháp đó là thực hiện Ngũ giới (Năm điều răn) và Lục độ (Sáu phép tu).

- Ngũ giới gồm:

+ Bất sát: Không sát sinh

+ Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa.

+ Bất dâm: Không dâm dục.

 + Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không vu oan giá họa cho kẻ khác, không nói dối.

- Lục độ gồm:

+ Bố thí: Đêm công sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thành thực chứ không để cầu lợi hoặc ban ơn.

 + Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu luyện.

+ Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủ được mình.

+ Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên.

+ Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào điều ngay, chính không để cho cái xấu cho lấp.

 + Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu hết mọi chuyện trên thế gian. Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện Bát chính đạo, Ngũ giới, Lục độ thì chúng sinh mới có thể giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ.

 Mục đích cao nhất của Đạo Phật là sự giải thoát, bằng cách tu luyện để từ bỏ mọi ham muốn dục vọng đời thường, tiêu diệt vô minh, đạt đến sự sáng suốt (sự giác ngộ), khi đó con người sẽ thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo, hòa nhập với cõi vĩnh hằng - nhập Niết bàn. Như vậy, Phật giáo là một trường phái triết học vô thần (mặc dù không triệt để), có yếu tố duy vật, biện chứng. Phật giáo có ưu điểm là: chống lại sự phân biệt đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội; khinh ghét những ham muốn dục vọng vật chất tầm thường; có tính nhân đạo cao cả, khuyên con người làm điều thiện, tránh xa điều ác, thương yêu, cứu giúp mọi người; không dùng bạo lực trong quan hệ giữa các giáo phái khác nhau cũng như với các tôn giáo khác. Tuy nhiên, nhìn chung tư tưởng triết học Phật giáo mặc dù có một số yếu tố duy vật vô thần và biện chứng nhưng nhân sinh quan Phật giáo lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan (vì giải thích nguồn gốc của khổ từ trong tâm, diệt khổ cũng từ trong tâm). Phật giáo cho rằng nguyên nhân cơ bản của cái khổ là vô minh; và sự sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát con người khỏi mọi đau khổ. Nhận thức luận của Phật giáo cũng có tính chất duy tâm. Phật giáo không thừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính và tư duy, cũng như vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. Mặc dù Phật giáo lên án rất gay gắt chế độ người bóc lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm cua Bàlamôn giáo nhưng Phật giáo không chủ trương giải phóng con người bằng cách mạng xã hội. Đứng trước bể khổ của chúng sinh Phật giáo chủ trương cải tạo tâm linh chứ không phải cải tạo thế giới hiện thực. Phật cho cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thường đều là tội lỗi; thế nhưng Niết bàn, cái mà Phật cho là thực tại thì không có gì làm bằng chứng. Phật giáo chủ trương xa lánh cuộc đời, phủ nhận sự biến đổi, cải tạo xã hội bằng thực tiễn cách mạng.

     * Đạo đức Phật giáo với xã hội Việt Nam hiện nay

Đức Phật dạy từ việc lớn như quốc gia, chính sự đến việc nhỏ như hòa khí trong gia đình. Tư tưởng Từ bi, hỷ, xả, cứu khổ, cứu nạn của nhà Phật vẫn đang được nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung tiếp thu và phát huy trong đời sống xã hội. Một số quy tắc của đạo đức Phật giáo (Ngũ giới, Thập thiện,…) có những nét tương đồng với các quy tắc, chuẩn mực của nền đạo đức xã hội vẫn đang được nhiều người tin theo và khuyến khích phát huy. Đó là những quy tắc sống mà xã hội nào cũng rất cần đến để duy trì m.ột nền đạo đức, một nếp sống lành mạnh và hạnh phúc cho con người

Cùng với thời gian, Phật giáo Việt Nam đã điểm vào trang lịch sử của mình những nét vàng son. Những chuẩn mực của đạo đức Phật giáo vẫn đang có những đóng góp cho việc duy trì một nền đạo đức xã hội, khơi dậy truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tương thân tương ái trong cộng đồng, xây dựng con người Việt Nam đạo đức và văn hóa tốt đẹp.

    *. Đạo đức Phật giáo với việc xây dựng đạo đức, lối sống của người Việt Nam

Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, đạo đức Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống, vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh, đạo đức Phật giáo phù hợp với đạo đức lẽ sống của con người Việt Nam và nó đã có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng một nền tảng đạo đức mới cho xã hội trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống đã được đặt ra.

Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo phù hợp với xu hướng hòa đồng liên kết giữa các dân tộc trên thế giới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, lòng từ bi, bác ái góp phần cứu giúp người hoạn nạn, giữ vững tinh thần lá lành đùm lá rách của dân tộc, triết lý vô thường, vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ…Những giá trị tích cực đó của đạo đức Phật giáo càng được nhân lên với những hành động cụ thể như kẻ đói được cho ăn, kẻ rách được cho mặc, người ốm đau bệnh tật được chăm sóc…Đạo đức Phật giáo khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”, “muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”. Thêm vào đó, những không gian chùa chiền của Phật giáo luôn thu hút con người tìm về chốn tĩnh tâm, nơi chiêm nghiệm và cảm nhận…Tất cả những điều đó là những giá trị đạo đức tích cực, thiết thực góp phần giáo hóa con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, coi trọng thiên nhiên…Bên cạnh đó, lối sống Phật giáo nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” đã góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm với một ý thức không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao tự tại. Bởi theo định nghĩa của đức Phật, tham và sân là hai năng lực tiêu cực mạnh mẽ nhất trong tâm thức con người, chúng che khuất tầm nhìn và làm nhiễu loạn Phật tính của ta, cho nên, cũng theo Ngài, diệt trừ được tham và sân đích thực là một thành tựu rất to lớn của con người. Như thế đạo đức Phật giáo đã đóng góp những giá trị văn hóa tích cực vào việc xây dựng đạo đức lối sống cho con người, nhất là cho tầng lớp trẻ hiện nay. Đặc biệt, đạo đức Phật giáo còn góp phần rèn luyện một lối sống kham nhẫn, khắc kỷ. Đó là những hình thức tu tập kiên nhẫn, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời để lòng được thanh cao, tâm hồn được giải thoát.

Ngày nay đạo đức Phật giáo đã góp phần tích cực vào các phong trào phát triển xã hội, bảo vệ môi trường. Đặc biệt công tác từ thiện với tinh thần cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật, hòa cùng truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc, tăng ni phật tử đã tổ chức cứu trợ cho đồng bào bị thiên tai bão lụt, cho những vùng quê nghèo khó, cho những mảnh đời bất hạnh…Những hoạt động từ thiện đó của đạo Phật cùng nhằm điều chỉnh tính cách, lối sống, góp phần hình thành nhân cách của một con người có ích cho xã hội.

 

 

Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

Trả lời:

* Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan

Lênin đã chỉ ra sự tương tác biện chứng phức tạp giữa cái chủ quan và cái khách quan. Vai trò hàng đầu trong sự phát triển lịch sử - xã hội thuộc về các điều kiện khách quan vốn quyết định tính chất và chiều hướng chủ yếu của các quá trình xã hội. Nhân tố chủ quan, xét về nguồn gốc và các chức năng - là sản phẩm của các điều kiện khách quan. Những tình cảm, tư tưởng, ý chí, mong muốn đa dạng đều được xác định bởi các điều kiện khách quan.

Tuy nhiên, nhân tố chủ quan không phải là hệ quả tự nhiên của các điều kiện khách quan. Nó cũng có tính độc lập tương đối, có các tính quy luật phát triển, lôgich riêng của mình và chỉ xét đến cùng mới bị quyết định bởi các điều kiện khách quan.

Khi đã có các điều kiện khách quan cần thiết thì nhân tố chủ quan giữ vai trò quyết định trong các cải biến xã hội. Lênin đã từng viết: “Trong lúc các nước tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư bản đang tan rã, trong lúc giai cấp đó tuyệt vọng và gặp cơn khủng hoảng, thì chỉ có nhân tố chính trị đó mới là nhân tố quyết định... và chỉ ra rằng, vai trò cải biến, tích cực của nhân tố chủ quan có thể biểu hiện chỉ khi nào, nó, thứ nhất, dựa trên những điều kiện khách quan đã chín muồi, xuất phát từ chúng; thứ hai, được chỉ đạo bởi các các quy luật phát triển xã hội; thứ ba, được củng cố thêm bởi các khả năng vật chất cần thiết; thứ tư, kịp thời, đúng lúc thể hiện hiệu lực của mình.

      Việc thiết lập sự cân bằng giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan có nghĩa là hoạt động của con người ngày càng trở thành hình thức hiện thực hóa phù hợp hơn với các quy luật khách quan của công cuộc xây dựng CNXH. Các quá trình xã hội phụ thuộc hơn vào tính tự giác và tính tổ chức của con người. Mọi người, được trang bị tri thức về các quy luật khách quan, sẽ hướng toàn bộ quá trình xã hội vào việc thực hiện các mục đích đặt ra từ trước một cách tự giác và có kế hoạch.

Việc thiết lập sự tương thích giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan diễn ra không phải tức thì, mà đạt được nhờ kết quả cuộc đấu tranh kiên trì và dài lâu của giai cấp công nhân, của tất cả nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Sự thống nhất giữa các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan bắt nguồn từ việc các lợi ích của giai cấp công nhân, của tất cả những người lao động trùng với các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.  

          Biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan trong thời kỳ xây dựng CNXH quy định các biện pháp giải quyết các nhiệm vụ kiến thiết, trong đó phải tính đến cả sự chín muồi của các điều kiện kinh tế - vật chất, trình độ tự giác và tính tổ chức của quần chúng lao động, tức là nhân tố chủ quan. Ở đây cái khách quan chủ yếu và về cơ bản vẫn xác định xu hướng và tính chất của sự phát triển lịch sử, tạo ra những khả năng và tiền đề hiện thực để giải quyết các nhiệm vụ xã hội đã được lịch sử xác định, quy định nội dung và giới hạn của hành động hiệu quả của nhân tố chủ quan. Ý chí, lòng nhiệt tình, quyết tâm của con người, nếu chúng bị tách khỏi các điều kiện khách quan, không tính đến các yêu cầu của các quy luật khách quan đều dẫn đến chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.        

Lênin chỉ rõ rằng, xây dựng CNXH là hoạt động tích cực, tự giác của con người, được quy định bởi các nhu cầu, lợi ích, khát vọng của họ như động lực lôi kéo mạnh mẽ sự phát triển xã hội. Chính các lợi ích của con người nằm ở cả các điều kiện khách quan, lẫn của nhân tố chủ quan.  

Lênin cũng đề cao ý nghĩa to lớn của việc kết hợp đúng đắn sự khuyến khích vật chất và khích lệ tinh thần đối với lao động như là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thống nhất các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Khuyến khích vật chất không mâu thuẫn với khích lệ tinh thần, mà còn thúc đẩy sự phát triển và thể hiện của chúng. Khuyến khích vật chất và động viên tinh thần bổ sung nhau và cùng tích cực thúc đẩy tinh thần và thái độ lao động hăng say, tích cực.   

   Hiện nay, Đảng và nhân dân ta đang giải quyết những nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và của toàn bộ nền kinh tế. Những năm gần đây đầu tư cơ bản rất lớn. Tuy nhiên, các thành tựu khoa học và kỹ thuật còn chậm được áp dụng vào sản xuất. Nhân tố chủ quan, đặc biệt là trình độ và các hình thức quản lý, điều hành trong lĩnh vực sản xuất vật chất chưa tương thích hoàn toàn với lực lượng sản xuất xã hội đã có sự lớn mạnh vượt bậc.          

Đảng Cộng sản Việt Nam được dẫn dắt bởi học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “thường xuyên nâng cao năng lực cầm quyền và hiệu quả lãnh đạo, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” nhằm chuẩn bị các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đảm bảo cho sự phù hợp với nhau để giải quyết thành công các nhiệm vụ xây dựng đất nước hiện nay.           

Tuân theo tư tưởng của Lênin về biện chứng của cái khách quan và cái chủ quan là một phương pháp luận giúp Đảng ta nhận thức được sâu sắc hơn những thời cơ, thuận lợi, cũng như những thách thức, khó khăn và đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

* Những điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan để nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế  độ TBCN.

- Điều kiện chủ quan:

+ Năng lực lãnh đạo của Đảng: sau hơn 30 năm đổi mới, đủ bản lĩnh và kinh nghiệm tạo thế và lực nước ta mạnh hơn rất nhiều, cơ sở vật chất được tăng cường. Tình hình chính trị - xã hội ổn định.

+ Sự quyết tâm của toàn thể nhân dân ta: Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thông minh và anh dũng.

Kết quả của sự nghiệp phát triển KHCN, Giáo dục và đào tạo đã tạo ra đội ngũ trí thức hoàn toàn có khả năng tiếp thu KHCN để phát triển LLSX.

+ Đảng và Nhà nước ta có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để nắm bắt thời cơ tranh thủ tối đa sự giao lưu, hoàn tác giúp đỡ của các nước để phát triển đất nước.

- Điều kiện khách quan:

 Xu thế toàn cầu hóa, xã hội hóa LLSX trên quy mô toàn thế giới mở ra khả năng hợp tác kinh tế, văn hóa, KHKT cho phép chúng ta tranh thủ được mọi nguồn lực bên ngoài, biến thành nội lực để phát triển nền sản xuất.

 Khoa học và công nghệ trên thế giới có bước phát triển nhảy vọt, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới…

* Cần phải hiểu sự “bỏ qua” như thế nào cho đúng?

- Thứ nhất: + Đảng ta xác định rõ: sự bỏ qua chế độ TBCN là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất TBCN và kiến thúc thượng tầng TBCN.

+ Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đạt được chế độ TBCN: Đặc biệt là khoa học công nghệ để phát triển LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

- Thứ hai: Đảng ta xác định tiến lên CNXH mặc dù là con đường “rút ngắn” so với lịch sử tuần tự, song do tính chất đặc thù của điều kiện nước ta; chúng ta phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài, với nhiều chặng đường, nhiều giai đoạn phát triển khó khăn phức tạp.

Không được chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn; đòi hỏi một năng lực lãnh đạo mang tính khoa học nghiêm ngặt, hiểu biết các quy luật vận động của xã hội, và phải có nghệ thuật điều chỉnh thật sát với tình hình thực tế.

- Thứ ba: Xã hội ở thời kỳ quá độ là một kết cấu kinh tế mang tính chất “trung gian” với sự tồn tại của nhiều hình thức kinh tế, xã hội mang tính chất quá độ.

Nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN, có kết cấu đan xen hỗn hợp của các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối khác nhau; Xã hội còn tồn tại nhiều giai cấp và đấu tranh giai cấp, tình trạng bất bình đẳng, sự phân hóa giàu nghèo chưa thể khắc phục được hoàn toàn.

 

 

Câu 4: Trình bày khái quát lịch sử phép biện chứng? từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận biện chứng duy vật ?

Lịch sử phép biện chứng

Tư tưởng biện chứng đã hình thành ngay từ khi triết học ra đời. Trong quá trình phát triển, phép biện chứng có ba hình thức cơ bản là phép biện chứng chất phác, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.

1. Phép biện chứng chất phác

Thời cổ đại, do trình độ tư duy phát triển chưa cao, khoa học chưa phát triển, nên các nhà triết học chỉ dựa trên những quan sát trực tiếp, mang tính trực quan, cảm tính để khái quát bức tranh chung của thế giới. Phép biện chứng chất phác thể hiện rõ rệt trong “thuyết Âm – Dương”, “thuyết Ngũ – hành” của triết học Trung hoa cổ đại, trong các hệ thống triết học của các nhà triết học Hy lạp cổ đại và triết học Ấn độ cổ đại. Giá trị của phép biện chứng chất phác thể hiện ở ý nghĩa vô thần, chống lại những quan điểm tôn giáo. Song phép biện chứng này thiếu những căn cứ khoa học nên đã bị phép siêu hình xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XV thay thế.

2. Phép biện chứng duy tâm khách quan

Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học cổ điển Đức cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Thời kì này, khoa học đã đạt được những thành tựu xuất sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những thành tựu khoa học đó là cơ sở để đi tới những khái quát mới về nội dung phép biện chứng.

Đại diện tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm là Hêghen. Ông là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm với một hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật cơ bản. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ : Ông coi “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước, và trong quá trình vận động phát triển, “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội; cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là ở chỗ ông cho rằng biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Đó là phép biện chứng duy tâm khách quan, thiếu triệt để, thiếu khoa học.

3. Phép biện chứng duy vật

Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà khoa học trước đó, dựa trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời ấy và thực tiễn lịch sử loài cũng như thực tiễn xã hội, vào giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, về sau được V.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX, đem lại cho phép biện chứng một hình thức mới về chất. Đó là phép biện chứng duy vật.

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học.

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất.

 

Ý nghĩa của phương pháp luận của phép biện chứng duy vật


Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển của PBCDV là cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử-cụ thể và nguyên tắc phát triển.


a) Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả các mặt, các mối liên hệ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định.

Sự vận dụng quan điểm toàn diện trong sự nghiệp cách mạng:

- Trong Cách mạng dân tộc dân chủ: Đảng ta vận dụng quan điểm toàn diện trong phân tích mâu thuẫn xã hội, đánh giá so sánh lực lượng giữa ta với địch, tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp.
- Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta tiến hành đổi mới toàn diện, triệt để; đồng thời phải xác định khâu then chốt. Nắm vững mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và đổi mới tư duy.

 

Đối lập với nguyên tắc toàn diện của PBC, quan điểm siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện. Nó không xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng; hoặc xem mặt này tách rời mặt kia, sự vật này tách rời sự vật khác.

Chủ nghĩa chiết trung thì kết hợp các mặt một cách vô nguyên tắc, kết hợp những mặt vốn không có mối liên hệ với nhau hoặc không thể dung hợp được với nhau. Thuật nguỵ biện thì cường điệu một mặt, một mối liên hệ; hoặc lấy mặt thứ yếu làm mặt chủ yếu.


b) Nguyên tắc lịch sử-cụ thể trong nhận thức và thực tiễn

Nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi phải xem xét sự vật hiện tượng trong quá trình vận động phát triển: nó ra đời trong điều kiện như thế nào? trải qua những giai đoạn phát triển như thế nào? mỗi giai đoạn có tính tất yếu và đặc điểm như thế nào?

c) Nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn

Nguyên tắc phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng: cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi; cái mới, cái tiến bộ sẻ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.

 

 

Câu 5: Phân tích nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ? Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự ngiệp đổi mới ở Việt Nam.

Trả lời:

1. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác - Lênin

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, quy định, tác động qua lại với nhau, trong đó:

*Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của lý luận và là tiêu chuẩn của chân lý; sự hình thành và phát của lý luận xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; lý luận phải được kiểm nghiệm, được bổ sung và phát triển trong thực tiễn

Vai trò của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức. Chính trong quá trình cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển. Thực tế lịch sử cho thấy, con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Trong quá trình này, con người sử dụng các công cụ, phương tiện tác động vào các sự vật, hiện tượng, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính và tính qui luật, nhờ đó mà con người có được những hiểu biết về thế giới khách quan. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượg hóa, khái quát hóa... để xây dựng thành lý luận. Do đó, có thể nói, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Những tri thức mà chúng ta có được cho đến hôm nay hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn.

Quá trình cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn cũng chính là quá trình hoàn thiện bản thân con người. Thông qua thực tiễn, con người phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Ph.Ăngghen viết: “Từ trước đến nay, khoa học tự nhiên cũng như triết học đã coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy một mặt chỉ biết tự nhiên mặt khác chỉ biết có tư tưởng. Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên... là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người phát đã phát triển song song với việc người ta người đã học cải biến tự nhiên

Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển, được nâng cao dần cho đến lúc có lý luận, khoa học. Nhưng bản thân lý luận không có mục đích tự thân. Lý luận khoa học ra đời vì chúng cần thiết cho hoạt động cải tạo tự nhiên và xã hội. Hay nói một cách khác, thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn.

Ngày nay, công cuộc đổi mới xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi lý luận phải đi sâu nghiên cứu để đáp ứng những yêu cầu đó. Chẳng hạn, đó là những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên ở nước ta, về kinh tế thị trường, về hoàn chỉnh hệ thống quan điểm đổi mới, v.v.. Qua việc làm sáng tỏ những vấn đề trên, chắc chắn lý luận sẽ góp phần đắc lực vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận còn thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. C. Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý”

Chỉ có lấy thực tiễn kiểm nghiệm mới xác nhận được tri thức đạt được là đúng hay sai, là chân lý hay sai lầm. Thực tiễn sẽ nghiêm khắc chứng minh chân lý, bác bỏ sai lầm. Tuy nhiên, cần phải hiểu tiêu chuẩn thực tiễn một cách biện chứng: tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối là ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm nghiệm chân lý, thực tiễn ở mỗi gia đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý. Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có tính tương đối vì thực tiễn không đứng im một chỗ mà biến đổi và phát triển; thực tiễn là một qúa trình và được thực hiện bởi con người nên không tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan. Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người trở thành những chân vĩnh viễn, tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt được trước kia và hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo. Vì vậy, những tri thức được thực tiễn chứng minh ở một giai đoạn lịch sử nhất định phải tiếp tục được bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn. Việc quán triệt tính biện chứng của tiêu chuẩn thực tiễn giúp ta tránh khỏi những cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ hoặc chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa tương đối.

Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiến đối với lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu đi sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu, chủ nghĩa xét lại.

* Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận khoa học; lý luận đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp cho thực tiễn.

Coi trọng thực tiễn không có nghĩa là xem thường lý luận, hạ thấp vai trò của lý luận. Không nên đề cao cái này, hạ thấp cái kia và ngược lại. Không thể dừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận lại trực tiếp từ thực tiễn mà phải nâng lên thành lý luận bởi lý luận là một trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Lý luận có vai trò rất lớn đối với thực tiễn, tác động trở lại thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn thông qua hoạt động của con người. Lý luận là “kim chỉ nam” cho hành động, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Đánh giá vai trò và ý nghĩa lớn lao của lý luận, Lênin viết: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”

Lý luận một khi thâm nhập vào quần chúng thì biến thành "lực lượng vật chất". Lý luận có thể dự kiến được sự vận động trong tương lai, từ đó vạch ra phương hướng cho thực tiễn, chỉ rõ những phương pháp hành động có hiệu quả nhất để đạt mục đích của thực tiễn. Nhờ có lý luận khoa học mà hoạt động của con ngươi nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mậm, tự phát. Sức mạnh của chủ nghĩa Mác - Lênin là ở chỗ, trong khi khái quát thực tiễn cách mạng, lịch sử xã hội, nó vạch rõ qui luật khách quan của sự phát triển, dự kiến những khuynh hướng cơ bản của sự tiến hóa xã hội. Điều đó làm cho các Đảng của giai cấp công nhân có thể vạch ra đường lối, phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp hành động cho phù hợp với đặc điểm, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi nước một cách sáng tạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh ví "không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi"

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, do tính gián tiếp, tính trừu tượng cao trong sự phản ánh hiện thực, do sự chi phối của hệ tư tưởng và thái độ không khoa học nên lý luậncó nguy cơ xa rời cuộc sống và trở nên ảo tưởng, giáo điều. Trong khi nhấn mạnh vai trò quan trọng của lý luận, V.I. Lênin nhắc đi nhắc lại rằng, lý luận cách mạng không phải là giáo điều, nó là "kim chỉ nam" cho hành động cách mạng; và lý luậnkhông lại là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luậnluôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luậnsuông.

Sự hình thành và triển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện tiêu biểu cho sự gắn bó mật thiết giữa lý luậnvà thực tiễn. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát thực tiễn cách mạng, lịch sự xã hội để xây dựng nên hệ thống lý luận của mình. V.I.Lênin đã nêu một tấm gương sáng về sự phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện thực tiễn mới. Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện nước Nga lúc đó, V.I. Lênin đã đưa ra chính sách kinh tế mới (NEP) và Người nhận xét: “toàn bộ quan điểm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội đã thay đổi về căn bản”

Như vậy, sức mạnh của lý luậnlà ở chỗ nó gắn bó mật thiết với thực tiễn, được kiểm nghiệm, bổ sung và phát triển trong thực tiễn.

2. Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới của Việt Nam?

Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn 20 năm qua đã đạt được những thành tựu về kinh tế - xã hội to lớn và có ý nghĩa lịch sử. “Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”1. Những thành tựu ấy có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là Đảng ta luôn quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới. Bởi lẽ, trên cơ sở quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước không ngừng được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam; những căn bệnh giáo điều, kinh nghiệm, chủ quan duy ý chí đã dần được khắc phục.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”2. Như vậy, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được hiểu trên tinh thần biện chứng: thực tiễn cần tới lý luận (khoa học) soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng để không mắc phải bệnh kinh nghiệm, không rơi vào mò mẫm, vòng vo, mù quáng mất thời gian. Còn lý luận (khoa học) phải dựa trên cơ sở thực tiễn, nảy sinh từ thực tiễn, phản ánh thực tiễn, luôn liên hệ với thực tiễn và được bổ sung, hoàn thiện, phát triển thông qua tổng kết thực tiễn có lý luận nếu không sẽ mắc phải bệnh giáo điều. Nghĩa là thực tiễn, lý luận cần đến nhau, nương tựa vào nhau, hậu thuẫn, bổ sung cho nhau. Không có thực tiễn sẽ không có lý luận; ngược lại, không có lý luận thì thực tiễn sẽ mất phương hướng. Thấm nhuần tinh thần ấy, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới luôn quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Điều này thể hiện ở những nét chủ yếu sau:

Thứ nhất, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận cách mạng, trước hết là đường lối đổi mới.

Thứ hai, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng ta luôn coi trong việc nâng cao trình độ lý luận cho toàn Đảng.

Thứ ba, trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới Đảng thường xuyên, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện lệch lạc, sai trái về tư tưởng - lý luận, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp đổi mới nói riêng, Đảng ta luôn quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Điều này thể hiện ở chỗ, Đảng thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam. Đồng thời, Đảng làm hết sức mình để nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, để mỗi cán bộ, đảng viên luôn nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và biết vận dụng những tư tưởng đó vào điều kiện nước ta. Không những thế, Đảng còn quan tâm tích cực chỉ đạo cuộc đấu tranh không khoan nhượng với những kẻ thù về tư tưởng - lý luận, chỉ ra bản chất sai lầm, phản khoa học, những mục đích sâu xa của chúng. Trên cơ sở đó, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ sự đúng đắn trong đường lối của mình. Chính vì vậy mà 80 năm qua, Đảng ta luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tám mươi năm qua, đặc biệt là những năm Đảng lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Đảng luôn luôn quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong lãnh đạo cách mạng.

 

 

 

Câu 6: Phân tích tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị Nhà nước trong hệ thống chính trị ? Liên hệ về đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

* Phân tích tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị Nhà nước trong hệ thống chính trị

Các khái niệm

- Chính trị: là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị.

- Hệ thống chính trị: là một hệ thống các tổ chức (thiết chế) gắn liền với quyền lực chính trị của nhân dân, được tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn do nhân dân giao phó và ủy quyền; đây là phương thức quan trọng để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình dưới các hình thức, cấp độ khác nhau

- Hệ thống chính trị bao gồm toàn bộ các tổ chức chính trị, được lập ra để thực hiện quyền lực chung của xã hội - quyền lực chính trị.

- Quyền lực chính trị của Nhà nước: Quyền lực chính trị là Quyền quyết định, định đoạt của Nhà nước trong những công việc quan trọng về chính trị, tổ chức và hoạt động để bảo đảm sức mạnh thực hiện quyền lực ấy của một giai cấp, một chính đảng, tập đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền lãnh đạo; định đoạt, điều hành bộ máy nhà nước, cai quản một xã hội.

Phân tích:

- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực Chính trị, hay nói cách khác Quyền lực Nhà nước là trung tâm của quyền lực Chính trị. Bởi Nhà nước bao giờ cũng đứng trung tâm đời sống Chính trị của mọi quốc gia, là sự biểu hiện tập trung của các quan hệ chính trị trong các điều kiện lịch sử cụ thể.

- Quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan hành chính: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Do giai cấp thống trị thực hiện. Đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước

- Quyền lực nhà nước là quyền lực công cộng: thể hiện sức mạnh, ý chí chung của cả cộng đồng dân cư sống trên cùng lãnh thổ, là quyền lực của một gia cấp, một liên minh, hay của nhân dân lai động. Nên giai cấp thống trị cũng phải nhân danh xã hội do đó quyền lực Nhà nước là quyền lực công cộng

- Quyền lực Nhà nước mang bản chất của giai cấp thống trị về kinh tế: Nhà nước ra đời từ trong cuộc xung đột các giai cấp, nên về bản chất nó là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, giai cấp thống trị về kinh tế, giai cấp này thông qua nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước thực hiện sự thống trị về chính trị đối với toàn xã hội.

- Quyền lực nhà nước hướng tới việc thực hiện các chức năng cơ bản (Chức năng thống trị giai cấp, và chức năng công quyền)

* Liên hệ về đổi mới hệ thống Chính trị ở Việt Nam hiện nay

 Hệ thống Chính trị ở VN

Hệ thống chính trị ở nước ta là tổ chức của chính trị và dân chủ, được xác lập bởi tổ chức và hoạt động của một hệ thống thống nhất các thiết chế bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác (Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013). HTCT nước ta có trách nhiệm và quyền hạn thực hiện quyền lực chính trị theo ủy quyền của Nhân dân, phát huy dân chủ để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng của chủ nghĩa xã hội theo dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở, được chia làm bốn cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (bao gồm các huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh), cấp cơ sở (bao gồm các xã, phường, thị trấn)

Đặc điểm của HTCT ở Việt Nam:

Tính nhất nguyên chính trị

+ Không có chính đảng đối lập: Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền

+ Nhất nguyên về tổ chức

+ Nhất nguyên về tư tưởng: Tính nhất nguyên chính trị của hệ thống chính trị được thể hiện ở tính nhất nguyên tư tưởng. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tính thống nhất

Vai trò của HTCT Việt Nam đối với sự phát triển đất nước

Hệ thống chính trị Việt Nam đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Theo đó hệ thống chính trị ổn đinh, giữ vững sẽ là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hệ thống chính trị vững mạnh có vai trò quyết định đối với sự ổn định chính trị, phát triển đất nước

LIÊN HỆ ĐỔI MỚI:

Mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, quan điểm, giải pháp xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng hệ thống chính trị là nhằm thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”

Trong giai đoạn trước mắt, Đảng ta xác định mục tiêu tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc"

 Quan điểm xây dựng hệ thống chính trị

Một là, đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị thể hiện trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Trong những năm đầu, Đảng tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội, đồng thời từng bước đổi mới chính trị. Quá trình phát triển của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định sự kết hợp nhuần nhuyễn và bước đi đúng đắn đó. Đại hội XI của Đảng khẳng định phải đổi mới đồng bộ giữa kinh tế và chính trị.

Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thông chính trị nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Ba là, đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

Đại hội XI của Đảng khẳng định: "Kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới. Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp..."

Bốn là, đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động, thúc đẩy xã hội phát triển; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Như vậy, việc đổi mới cơ cấu tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị là cần thiết,  để hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường.

 

 

Câu 7: Phân tích quan điểm của Nho giáo về con người ? Liên hệ với việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ?

 1. Vấn đề con người và đào tạo con người

1.1            Quan niệm về con người

 - Khổng Tử cho rằng trong xã hội có hai hạng người. Đó là người quân tử và kẻ tiểu nhân. Nho gia luôn đề cao mẫu người quân tử và coi thường kẻ tiểu nhân.

- Khổng Tử quan niệm: Sinh ra là người quân tử thì mãi mãi là người quân tử,  còn sinh ra là kẻ tiểu nhân thì mãi mãi là kẻ tiểu nhân,  là người quân tử có thể làm những điều bất nhân,  nhưng sinh ra là kẻ tiểu nhân thì đừng mong ở họ có được những hành động có nhân.

1.2            Bản tính con người.

 - Về vấn đề bản tính con người thì các nhà Nho có nhiều ý kiến khác nhau,  không thống  nhất với nhau.

- Là một nhà triết học,  nhà giáo dục lớn,  lúc sinh thời Khổng Tử cho rằng Thiên mệnh chi vị tính,  suất tính chi vị đạo,  tu đạo chi vị giáo. Mạnh Tử cho rằng Nhân chi sơ tính bản thiện. Con người ta sinh ra ai cũng có cái mầm thiện,  bởi vì ai cũng có cái tâm. Tuân Tử cho rằng bản tính con người là ác, nguyên nhân của cái ác là do ái dục - ham muốn dục vọng,  đi tìm sự thoả mãn dục vọng,  sinh lý. Cho nên nếu con người hoạt động theo bản tính tự nhiên thì sẽ dẫn đến tước đoạt,  vô luân. Vì vậy cần phải có lễ nghĩa,  khuôn phép,  hình phạt để giáo dục ngăn ngừa.

 1.3 Quan niệm của Nho giáo về các mối quan hệ con người trong xã hội

 - Các nhà Nho đã rất quan tâm xây dựng năm mối quan hệ chủ yếu của con người trong xã hội như: Quan hệ vua - tôi,  cha - con,  chồng - vợ,  trưởng - ấu,  bằng - hữu.

a. Mối quan hệ vua - tôi.

 - Thời Khổng - Mạnh,  quan hệ vua - tôi là quan hệ hai chiều,  có đi có lại vì sự nghiệp chung là trị nước an dân. Khổng Tử đặt ra vấn đề vua ra vua,  tôi ra tôi.

 - Theo Mạnh Tử: Quan hệ vua - tôi phải lấy cái nghĩa (Quân thần hữu nghĩa).

b. Mối quan hệ cha - con.

 - Đây là mối quan hệ máu mủ,  ruột thịt gần gũi nhất trong gia đình. Mối quan hệ này luôn luôn được các nhà Nho khẳng định: Cha từ,  con hiếu.

- Theo Mạnh Tử: trong quan hệ cha - con phải lấy tình thân (Phụ tử hữu thân).

 c. Quan hệ vợ - chồng

 - Theo Mạnh Tử thì vợ - chồng phải tôn trọng nhau (Phu - phụ hữu biệt) .

- Nhưng Nho gia lại rất đề cao vai trò vị trí của người chồng,  là người giữ vai trò chủ yếu trong gia đình,  còn người vợ là thứ yếu.,  luôn ở địa vị phụ thuộc. Cho nên Phu xướng phụ tuỳ.

- Càng về sau,  nhất là từ Đổng Trọng Thư (thời nhà Hán) trở đi,  mối quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng càng tăng,  người vợ còn phải chịu ràng buộc bởi: Tam tòng: Tại gia tòng phụ,  xuất giá tòng phu,  phu tử tòng tử.Tứ đức: Công,  dung,  ngôn,  hạnh.

 d. Quan hệ anh – em

 - Mạnh Tử cho rằng: Anh em trong gia đình phải có trên,  có dưới,  trước sau thuận hoà và phải tôn trọng quyền huynh thế phụ-tôn trọng quyền anh trưởng trong gia đình.  Anh,  chị thay cha,  mẹ nuôi dạy các em trong gia đình,  điều hành mọi công việc trong gia đình khi cha,  mẹ mất.

- Trưởng ấu hữu tự - anh nói em nghe,  em phải luôn vâng lời anh,  chị,  nghe theo lời chỉ bảo của anh,  chị thì gia đình anh em mới hoà thuận và vui vẻ.

 e. Quan hệ bạn bè

 - Chuẩn mực của các mối quan hệ bạn bè là chữ tín: bằng hữu hữu tín. Nhờ có chữ tín mà làm cho bạn bè vượt qua khó khăn,  thương yêu giúp đỡ lẫn nhau,  làm cho tình bạn mãi mãi bền vững.

- Tình bạn theo quan niệm của Nho giáo được xây dựng không dựa trên tiền tài,  danh vọng,  giàu sang,  phú quý,  mà là nghĩa tình. Họ kết bạn với nhau để học tập lẫn nhau,  động viên,  giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn,  hoạn nạn của cuộc sống.

- Khổng Tử cho rằng: Quân tử học đạo thì yêu người,  tiểu nhân thì dễ khiến. Nhưng ông cũng có quan niệm: Đề cử người ngay thẳng lên trên hạng  người cong queo thì dân phục tòng và theo Khổng Tử muốn cho dân cung kính, trung thành và khuyên nhau làm điều thiện thì : xử với dân nghiêm trang thì dân cung kính.Hiếu thuận (với cha mẹ, người trên ), từ ái (với người dưới )thì dân trung thành.Cất nhắc người tốt,  dạy dỗ người không tốt thì dân khuyên nhau làm điều thiện.

 1.4 - Quan niệm của Nho giáo về nhân,  lễ,  nghĩa,  trí,  tín

 a. Nhân:

 Nhân là chuẩn mực để đánh giá mối quan hệ giữa người với người,  nên nhân là chỉ đức hạnh của con người,  là điểm khởi đầu và là trung tâm của triết học Nho giáo.Khổng Tử rất trọng Lễ, nhưng ông còn trọng Nhân hơn nữa vì ông cho là Lễ chỉ là ngọn, Nhân mới là gốc, Lễ là chính sách, Nhân mới là tinh thần.Khổng Tử bảo : “ Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì?” ( Nhân nhi bất nhân, như lễ hà?Nhân nhi bất nhân, như nhạc hà?) Nhân gồm chữ nhị là hai và chữ nhân là người, là tình người này đối với người khác.Không có tình người thì làm sao hòa hợp với người khác được, người này người khác, giai cấp này giai cấp khác chỉ coi nhau như kẻ thù, người trên ức hiếp người dưới, người dưới chống đối người trên, cho nên Khổng Tử bảo :” Nhân gỉa tất hữu dũng”, nhưng “dũng gỉa bất tất hữu nhân”

b. Lễ:                 

 Thời đại của Khổng Tử các nước tranh giành vương bá,  kỷ cương,  phép nước,  trật tự xã hội,  lễ - nhạc hư hỏng.

- Khổng Tử thấy cần phải khôi phục lại lễ,  bởi đó là đạo đức của con người từ vua cho đến bề tôi: vua ra vua,  tôi ra tôi,  cha ra cha,  con ra con,  để cho thiên hạ hữu đạo,  xã hội yên ổn...

- Như vậy là sau nhân,  các nhà nho đã đề cao vai trò của lễ,  dùng lễ để giáo dục con người cho có đức nhân.

c. Nghĩa:

Là hành động theo đúng đạo lý làm người,  là gốc của đạo lý làm người. Khổng Tử luôn nhấn mạnh vai trò của nghĩa,  nghĩa không thể thiếu đối với con người.

- Thấy việc nghĩa mà chẳng làm ấy là người chẳng có khí dũng,  thấy việc đáng làm để giúp người thế mà không chịu ra tay,  người như vậy là nhát gan không xứng đáng mặt người quân tử. Người quân tử là người thấy việc nghĩa là làm. Thấy món lợi mà nghĩ tới điều nghĩa mà chẳng phạm.

 d. Trí:

 Là sự hiểu biết sâu rộng,  người có trí sẽ không bị lầm lạc,  không bị nghi hoặc,  không bị nghi lầm. Người có trí mới phân biệt được đúng sai,  điều hay lẽ phải,  mới có sự cư xử và hành động đúng theo đạo làm người.

- Khổng Tử nói: Những lời dèm pha của kẻ độc hiểm thấm thía về lâu,  những lời vu cáo của kẻ ác làm cho đau đớn dường như banh da xẻ thịt,  trước những lời ấy mình đừng cảm động mà nghe theo,  đó gọi là có trí minh bạch sáng suốt...và phải đích thân thông suốt các viên hữu ti ( dưới quyền mình ), tha tội nhỏ cho họ, đề bạt những người hiền tài. Trí (sáng suốt) là biết người.Đề bạt người chính trực lên trên người cong queo thì có thể khiến cho người cong queo hóa ra chính trực.

 e. Tín:

 Đức tín là một phẩm hạnh của con người mà Nho giáo luôn chú ý giáo dục. Trong mối quan hệ giữa con người với con người,  đức tín thể hiện sự giữ lời hứa,  lời giao ước trước sau như một. Lời nói với việc làm thống nhất với nhau,  từ đấy gây được niềm tin cho con người.

- Khổng Tử rất đề cao vai trò chữ tín,  nhất là đối với người cầm quyền rất quan trọng. Ông cho rằng: dân tin,  dân yêu,  dân ghét,  dân ủng hộ hay không ủng hộ cũng từ chỗ chữ tín mà ra. Khổng Tử cho rằng đối với người cầm quyền thì phải làm được ba điều: Túc thực,  túc binh,  thành tín.

- Như vậy học thuyết Nho giáo luôn chú ý giáo dục con người trong xã hội về nhân - lễ - nghĩa - trí - tín,  và tất cả đều xuất phát từ nhân,  hướng về nhân và để làm điều nhân.

 2. - Về đào tạo con người

 2.1.- Đối tượng đào tạo

 - Học thuyết Nho giáo là học thuyết chính trị - xã hội,  chỉ tập trung giáo dục con người về đức nhân,  song đối tượng lại rất rộng. Đối tượng chung mà Nho giáo đào tạo là: ai muốn học đều được dạy. Khổng Tử khẳng định: Hữu giáo vô loại,  và ông cũng là người đầu tiên mở trường tư dạy học cho mọi hạng người để đào tạo những con người lương thiện, có lễ nghĩa, nhất là đào tạo một hạng sĩ quân tử có nhân, trí,  dũng để làm quan giúp nước . Ông dạy đủ lục nghệ :lễ,  nhạc,  xạ,  ngự,  thư,  số như chương trình các trường công.

Chúng ta nên nhớ chữ học của Khổng Tử có nghĩa là học đạo học cách cư xử, cách làm người trước hết, rồi mới tới văn, tới những kiến thức cần thiết:

“ Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc để, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân; hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”. ( Con em trong nhà thì hiếu thảo với cha mẹ, ra ngoài thì kính nhượng bậc huynh trưởng,  thận trọng lời nói mà thành thực,  yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức; làm như vậy rồi mà còn dư sức thì học văn) ( tức thi – môn ăn nói ; thư – sử đời trước; lễ –các thể chế, nghi lễ ; nhạc ; dịch…). Khổng tử biết là trong xã hội có nhiều người xấu, nhưng cách xử sự của ông vừa nhân vừa trí. Ông bảo : “ Không tiên liệu rằng người ta gạt mình, đừng ức đóan rằng người ta không tin mình, nhưng gặp những người như vậy là mình biết được ngay, như vậy là hiền đấy ! “Ông ghét một số người như bọn bẻm mép lợi khẩu, bọn gỉa đạo đức làm bộ cao thượng,  “ ghét người nói điều xấu của kẻ khác, ghét kẻ dưới mà hủy bang người trên, ghét kẻ dũng cảm mà vô lễ, ghét người qủa cảm mà cố chấp,  ghét kẻ bốc lột người khác để làm giàu “.Nhưng ông cũng khuyên không nên ghét bỏ ai thái quá, nhất là kẻ bất nhân, vì không cho họ cơ hội để ăn năn, gạt bỏ hẳn ra thì họ sẽ nổi lọan.Và ông khuyên người ta phải khoan hồng, nhất là những kẻ ở địa vị cao.

Trong hơn ba mươi năm ông đã đào tạo một số môn sinh có ít nhiều tài đức, có thể ra làm quan được, và đã có năm sáu ngưòi lãnh chức vụ ở triều đình. Ông nhận định khả năng đặc biệt của mỗi người để gặp cơ hội thì dùng :

          Đức hạnh có : Nhan Uyên,  Mẫn Tử Khiêm, Nhiễm Bá Ngưu,  Trọng Cung.

          Biện luận : Tể Ngả, Tử Cống.

          Chính sự : Nhiễm Hữu, Qúy Lộ.

          Văn học : Tử Du, Tử Hạ.

          Võ bị : Tử Lộ.

          Ngoại giao : Tử Hoa, Tử Cống.

Như vậy môn sinh của ông có thể thành lập một nội các,  gần thành một đảng chính trị có chính sách rõ ràng.Trong lịch sử nhân loài, có lẽ Khổng Tử là người đầu tiên làm được việc này.

 2.2- Mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo

 Mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo là xây dựng những mẫu người lý tưởng của xã hội. Đó là kẻ sĩ,  đại trượng phu và người quân tử.

 a - Kẻ sĩ:

 Người đi học nho là kẻ sĩ,  con đường vào đời của kẻ sĩ là phải học,  học giỏi thì đi thi,  thi đậu thì ra làm quan để giúp nước cứu đời,  chứ không phải học chỉ để biết.

 Khổng tử sáng lập tư học dạy mọi hạng người về sự tu thân, tề gia ;những người nào có tư cách, bất kỳ trong giới quý tộc hay bình dân, ông dạy thêm cho lục nghệ để sau này có thể lãnh những trách nhiệm lớn nhỏ trong việc trị nước.Hạng người đó dù làm quan hay không làm quan cũng gọi là kẻ sĩ; nếu có tài đức cao thì ông gọi là quân tử.Giai cấp sĩ đó chính là do ông tạo nên.Khổng Tử nói : “ Người đời xưa học vì mình, người đời nay học vì người”,  và “ rất ít người học ba năm rồi mà không có ý cầu bổng lộc ”.Học vì mình nghĩa là học để tu thân, có ích lợi cho mình;học vì người là học để có danh, nhiều người biết tới mình, chẳng cần mình có thực tài thực đức.Ông khuyên : “ đừng lo người không biết mình, chỉ lo mình không biết người.”, “ đừng lo không ai biết mình chỉ mong sao mình có tài đức để cho người ta biết đến ”,  Không nên cầu danh mà cũng không được cầu lợi cầu lộc: “ đừng lo không có chức vị, chỉ lo không đủ tài đức để nhận chức vị”,  “ kẻ sĩ nào để chí vào đạo mà còn thẹn vì cái ăn cái mặc thì chưa thể đem đạo ra bàn với được.”

Kẻ sĩ đã ra làm quan, nho giáo phân làm bốn hạng:

 1/Hạng trên cả :biết hổ thẹn về hành vi xấu của mình;đi sứ bốn phương thì không làm nhục mệnh của vua.

 2/Hạng thấp hơn:họ hàng khen là người hiếu, hàng xóm khen là người để.

 3/Hạng thấp hơn nữa : lời nói nhất định phải tín thực, hành vi nhất định phải quả quyết.

 4/Hạng cuối : khí độ nhỏ nhen.

 Nhiều nhà Nho cho rằng đã là kẻ sĩ thì phải luôn trau dồi đức hạnh,  phải bỏ lợi mà làm điều nghĩa,  phải không tiếc tính mạng, trọng nghĩa lý,  thành kính trong việc tế lễ ;về việc tu thân giữ đức phải kiên cường,  dốc lòng tin đạo.Thời phong kiến sĩ được xã hội thời bấy giờ tôn làm giai cấp đứng đầu trong xã hội : Sĩ, công, nông, thương.Tử Tư nói:” người xưa có nói:nên thờ bậc hiền sĩ như thầy chứ đâu có nói nên làm bạn với kẻ sĩ”, còn Mạnh Tử thì nói: “Thiên hạ đều tôn trọng ba cái này : tước vị, tuổi tác, và đạo đức.Tại triều đình tước vị được qúy nhất; ở làng xóm tuổi tác được trọng nhất; còn xét về việc giúp đời, giáo hóa dân thì đạo đức được kính nể hơn cả”.

Như vậy thì khắp thế giới, không đâu có bọn áo vải nào được tôn trọng như kẻ sĩ ở Trung Hoa.  Đó là một niềm vinh dự cho dân tộc Trung Hoa và công đầu là của Khổng Tử.

 b - Đại trượng phu

 - Đây là những con người bất khuất,  cứng rắn,  là một trong những mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo để phục vụ cho giai cấp thống trị. Khổng Tử nhấn mạnh ý chí bất khuất của người trượng phu trước phong ba bão táp vẫn vững vàng,  không bị nghiêng ngả,  và có ý chí kiên định đầu đội trời, chân đạp đất, nói năng và hành động một là một hai là hai.

- Còn Mạnh Tử thì cho rằng: Phú quý bất năng dâm,  bần tiện bất năng di,  uy vũ bất năng khuất. Có nghĩa là người trượng phu thì giàu sang không bị mua chuộc,  nghèo khó không hề nản lòng và uy lực không bị khuất phục. Chỉ có như vậy thì mới xứng đáng là đại trượng phu.

 c - Người quân tử

 Quân tử của Nho giáo thuần chỉ tư cách, không có ý nghĩa về địa vị:

 “Người quân tử mưu cầu đạt đạo, chứ không mưu cầu chuyện ăn.người quân tử lo không đạt đạo chứ không lo nghèo.”

“ Người quân tử khi khốn cùng thì cố giữ tư cách của mình;kẻ tiểu nhân khốn cùng thì phóng túng làm càn”.

Tư cách và thái độ người quân tử:

-Chỉ cầu ở mình không cầu ở người.

-Giữ vững chính nghĩa, không cố chấp điều tín nhỏ nhặt.

-Giữ vững tư cách khi gặp họan nạn.

-Lo không đạt được đạo chớ không lo nghèo.ăn gạo xấu, uống nước lã mà thấy vui;chứ không chịu làm điều bất nghĩa để được giàu sang.

-Thư thái mà không kiêu căng.

-Không lo không sợ, vì tự xét mình không có điều gì đáng xấu hổ, nghĩ vậy mà lúc nào cũng thản nhiên vui vẻ.

-Nếu có hận thì chỉ hận điều này; chết mà không làm điều gì để người khác biết tới mình, khen mình.

-Thân với mọi người mà không kết đảng, hòa hợp với mọi người mà không a dua.

-Nghiêm trang giữ lập trường mà không tranh với ai.

-Có lỗi thì không ngại sửa.

Đức của người quân tử:

-Có đức nhân, giúp người làm việc thiện.

-Trọng nghĩa: cứ hợp nghĩa thì làm.Lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà làm, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc.

-Sửa mình thành người kính cẩn.

-Chất phác mà văn nhã, hai phần đều nhau, nếu chất phác thì quê mùa, văn nhã quá thì không thành thực, trọng hình thức quá.

-Hướng lên cao mà mong đạt tới.

Tài năng và kiến thức của người quân tử:

-Hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc, chứ không phải như một đồ vật chỉ dung được vào một việc.

-Có thể không biết những việc nhỏ nhặt, nhưng có thể đương được việc lớn.

-Tài trí đủ để trị dân, biết dùng đức để giữ dân, biết trang nghiêm đối đãi với dân, biết dùng lễ cổ vũ dân.

Hành vi ngôn ngữ của người quân tử:

-Thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm.

-Làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau.

-Thẹn rằng nói nhiều mà làm ít.

-Sai khiến người thì không trách bị cầu tòan.

-Xét người thì không vì lời nói của một người mà để cử người đó ( vì còn xét đức hạnh ra sao nữa),  không vì phẩm hạnh xấu của người mà không nghe lời nói phải của người ta.

-Khi trông thì để ý để thấy cho minh bạch;khi nghe thì lắng tai nghe cho rõ;sắc mặt thì giữ cho ôn hòa;diện mạo thì giữ cho đoan trang ;nói thì giữ cho trung thực;làm thì giữ cho kính cẩn;có điều nghi hoặc thì hỏi han ;khi giận thì nghĩ đến hậu qủa tai hại sẽ xảy ra;thấy mối lợi thì nhớ đến điều nghĩa.

 Khổng tử nói : “ Người quân tử có điều gì không biết thì không nói bậy.Nếu danh không chính thì lời nói không thuận lý, lời nói không thuận lý thì sự việc không thành; sự việc không thành thì lễ nhạc, chế độ không kiến lập được; lễ nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng;hình phạt không trúng thì dân không biết đặt tay chân vào đâu ( không biết làm thế nào cho phải ).Cho nên người quân tử đã cùng cái danh thì tất phải nói ra được (tất phải thuận lý); đã nói điều gì tất phải làm được.Đối với lời nói người quân tử không thể ẩu tả được”.

  Có thể nói đạo của Khổng Tử là đạo của người quân tử. Cho nên mục tiêu đào tạo con người của Nho giáo là đào tạo người có đức nhân. Theo Nho gia thì người quân tử là mẫu người lý tưởng nhất,  cao quý nhất của xã hội phong kiến.

Nho giáo cho là đức hạnh của người quân tử như gío, mà đức hạnh của người dân như cỏ.Gío thổi thì cỏ tất rạp xuống.

  Liên hệ với việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Từ khi đổi mới đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định, con người là trung tâm của mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc phát huy nhân tố con người được coi là một nhiệm vụ trọng yếu, một khâu đột phá chiến lược. Để phát huy nhân tố con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới, cần nhận thức rõ quan điểm của Đảng về phát huy nhân tố con người.

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhân tố con người, nhưng theo một nghĩa chung nhất, có thể hiểu: “Nhân tố con người là tổng thể các yếu tố có liên quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt chủ quan và khách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người được hình thành và phát huy tác dụng vào trong thực tiễn sản xuất vật chất hay quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định”1.

Xuất phát từ hiện thực khách quan, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi sự phát triển và coi việc phát huy nhân tố con người là một trong những nhiệm vụ chiến lược. Do đó, Đảng ta đã có nhiều quan điểm, chủ trương đúng đắn về phát huy nhân tố con người. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy nhân tố con người có sự phát triển theo hướng ngày càng rõ nét và hoàn thiện hơn qua mỗi thời kỳ Đại hội.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta khẳng định: “phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”2. Như vậy, ở Đại hội này, phát huy nhân tố con người được hiểu là sự đảm bảo giữa quyền và lợi ích của công dân; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đáp ứng cả nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài… Đây là một quan điểm khá toàn diện mở đường cho những quan điểm tiến bộ về phát huy nhân tố con người ở các kỳ Đại hội sau này.

Ở Đại hội VIII (năm 1996), Đảng ta khẳng định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là một quá trình phát triển mang tính cách mạng sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó không phải do bất kỳ lực lượng siêu nhiên nào mang lại mà là sự nghiệp của quảng đại quần chúng với tư cách là nguồn lực quyết định. Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa to lớn này: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”3. Nhân tố con người chính là yếu tố số một, là nguồn cội, động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì thế, muốn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững không thể không chăm lo phát triển con người, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Từ sau Đại hội VIII, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12-1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết nêu rõ: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”4. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là xây dựng những thế hệ con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời xác định: Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu; giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; phát triển giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa họ - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và đào tạo; giữ vai trò nòng cốt của nhà trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục, đào tạo, trên cơ sở Nhà nước thống nhất quản lý. Phát triển nguồn lực con người một cách toàn diện về cả trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, thái độ,…; phát triển nguồn nhân lực phải là sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội bằng nhiều biện pháp, trong đó giáo dục và đào tạo là then chốt; mọi kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối quan hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng Việt Nam, cho xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng.

Đại hội X, Đảng ta đã xác định cần phải tập trung đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chấn hưng giáo dục Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. Các giải pháp thực thi được tập trung hơn khá cụ thể: Quản lý quá trình phát triển dân số và nguồn nhân lực trong mối quan hệ với phát triển kinh tế - xã hội; đổi mới phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực gắn với tạo việc làm, tạo việc làm tại chỗ thông qua phát triển sản xuất, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, xuất khẩu... Đảng còn tiếp tục khẳng định: chiến lược con người phải nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mọi chủ trương, chính sách nhằm phát huy nhân tố con người đều xuất phát từ quan điểm cho rằng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, là chủ nhân thực sự của xã hội, là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và mục tiêu của toàn bộ sự nghiệp cách mạng là phục vụ nhân dân.

Có thể nói, Đại hội X đã thể hiện tư duy đổi mới, khoa học của Đảng trong xây dựng con người Việt Nam là xây dựng nhân cách của con người Việt Nam với nội dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực trí tuệ với phương pháp tư duy khoa học sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn, văn hóa, nhận thức tư tưởng, thế giới quan, đạo đức cách mạng, kế thừa những tinh hoa của truyền thống dân tộc, đáp ứng được những yêu cầu của con người mới trong xã hội công nghiệp, văn minh, hiện đại,... Xây dựng con người Việt Nam hướng tới sự phát triển không chỉ chất lượng cá thể con người, mà còn là sự phát triển của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, trước hết là chất lượng phát triển của giai cấp công nhân với vai trò, sứ mệnh dẫn dắt xã hội của khối liên minh công - nông - trí thức - lực lượng cơ bản nhất của xã hội. Xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới tương lai, cần tập trung đầu tư của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam, chuẩn bị đầy đủ cho họ lập thân, lập nghiệp; có đủ sức khoẻ, tài năng, đạo đức, ý thức và bản lĩnh chính trị.

Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước; gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và nhân ái với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng cơ hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển”5.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015, Đảng ta xác định: tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển; tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Đại hội XI của Đảng nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được coi là khâu đột phá thứ hai. Đồng thời, Đại hội XI đưa ra quan điểm phát huy nhân tố con người trên cơ sở “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”6. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đã chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tiếp tục khẳng định: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ở Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhiệm vụ xây dựng con người đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có bước chuyển biến quan trọng: gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước; gắn xây dựng môi trường văn hóa với xây dựng con người; bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên”7. Từ nhận định này, có thể nhận thấy thành tựu to lớn của nước ta trong thời gian qua trong phát triển con người là đã xây dựng được một hệ giá trị mới của con người Việt Nam hiện nay.

Kế thừa quan điểm của các kỳ Đại hội trước, nhất là từ Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (tháng 5/2014); xuất phát từ thực tiễn phát triển con người Việt Nam trong thời gian qua; ở Đại hội XII, Đảng ta đã đưa ra mục tiêu tổng quát về xây dựng, phát triển con người như sau: “Xây dựng và phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”8. Ở Nghị quyết Đại hội XII, Đảng ta đã gắn nhân tố con người gắn với xây dựng văn hoá làm nền tảng tinh thần với hàm ý văn hoá và con người là cặp đôi biện chứng, trong đó con người là chủ thể sáng tạo văn hoá và thụ hưởng các giá trị, sản phẩm văn hoá. Ngoài ra, yếu tố con người đề cập lần này là những con người rất cụ thể, con người phải có nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực, kỹ năng, trách nhiệm xã hội,… việc xây dựng con người phải thông qua hoạt động thực tiễn, cụ thể của từng người, chứ không nói chung chung. Trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng ta đã chỉ rõ những nhiệm vụ cụ thể của việc phát huy nhân tố con người như: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh”9.

Đại hội XII khẳng định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật”10. Đảng ta cũng khẳng định cần đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện con người: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”11. Đây là quan điểm mà Đảng ta luôn nhất quán, mang tính định hướng chiến lược trong xây dựng, phát triển con người Việt Nam. Để phát huy được vai trò của giáo dục và đào tạo trong phát triển toàn diện con người, mọi hoạt động của hệ thống giáo dục và đào tạo cần phải hướng vào việc xây dựng, phát triển con người Việt Nam có thế giới quan khoa học, trí tuệ và đạo đức; gắn với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, nâng cao trí lực và kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Đảng ta cũng khẳng định muốn phát huy nhân tố con người cần phải biết đấu tranh chống lại sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức về con người có thể phát triển một cách toàn diện: “Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam”12.

Những quan điểm của Đảng về phát huy nhân tố con người trong suốt chặng đường phát triển có tác động rất lớn đến việc phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay. Nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trình độ dân trí ngày càng cao, đời sống của người dân được cải biến rõ nét, con người được tạo điều kiện phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần; cả về thể lực, trí lực và tâm lực. Đảng ta luôn luôn thể hiện sự quan tâm, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” đã luôn trở thành tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng ta

 

 

 

 

 

Câu 1: Phân tích tư tưởng Triết học và chính trị và đạo làm người trong lịch sử Việt Nam ? Liên hệ với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ? (1)

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta. 

 Hơn lúc nào hết, lúc này dựng nước và giữ nước phải gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân; phát động chiến dịch tăng gia sản xuất chống giặc đói, xóa nạn mù chữ, chống giặc dốt; củng cố lực lượng vũ trang chống giặc ngoại xâm. 

Câu 2: Phân tích tư tưởng Triết học Việt Nam dưới góc độ kế thừa tư tưởng triết học Phật giáo của Ấn Độ và Tư tưởng triết học Nho giáo của Trung Quốc? Liên hệ với vấn đề đạo đức của người Việt Nam trong đời sống tinh thần? (2)

Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam (7).

Câu 4: Trình bày khái quát lịch sử phép biện chứng? từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận biện chứng duy vật ? (10)

Câu 5: Phân tích nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ? Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong sự ngiệp đổi mới ở Việt Nam. (12)

Câu 6: Phân tích tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị Nhà nước trong hệ thống chính trị ? Liên hệ về đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.(15)

Câu 7: Phân tích quan điểm của Nho giáo về con người ? Liên hệ với việc phát huy nhân tố con người Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ? (18)

 

 

 

 

 

Xem thêm