ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2018/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 24 tháng 12 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 01 năm 2019 và thay thế Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP THỰC HIỆN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 45/2018/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)
Quy định này quy định về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên sử dụng nguồn ngân sách địa phương. Đối với các chính sách sử dụng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện theo quy định của từng chính sách.
1. Hộ gia đình, cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp) tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; người tham gia phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
2. Ban Quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã/Ban Quản lý dồn điền, đổi thửa xã, phường, thị trấn (gọi tắt là Ban Quản lý cấp xã), Hợp tác xã nông nghiệp, Ban phát triển thôn, bản có diện tích thực hiện dồn điền, đổi thửa.
Điều 3. Hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1. Đối tượng hỗ trợ
Hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh) tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (gọi chung là các bên tham gia liên kết).
Các đối tượng tham gia các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm bằng nguồn vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục dự án (hỗ trợ phần còn thiếu và chưa được quy định trong chính sách). Ban Quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã/Ban Quản lý dồn điền, đổi thửa xã, phường, thị trấn, Hợp tác xã nông nghiệp, Ban phát triển thôn, bản.
2. Điều kiện hỗ trợ
Sản phẩm của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp của các dự án liên kết được hỗ trợ phải gắn với sản phẩm lợi thế và liên kết phải đảm bảo quy mô liên kết tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh (ngoại trừ liên kết sản xuất rau công nghệ cao).
Phải có giấy chứng nhận hoặc cam kết đảm bảo các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghệ tiên tiến, sinh học, hữu cơ trong sản xuất.
Liên kết đảm bảo ổn định: Đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời gian liên kết tối thiểu 5 năm; đối với sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên kết tối thiểu 03 năm.
Dự án hợp tác, liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ phải được cơ quan chuyên môn thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu theo các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa 03 vụ hoặc chu kỳ sản xuất, cụ thể: Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo. Hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu ở địa bàn còn lại. Mức hỗ trợ tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ gia đình tham gia 01 dự án.
b) Đối với Hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, doanh nghiệp:
Hỗ trợ không quá 100 triệu đồng chi phí mua bao bì, nhãn mác, kiểm định chất lượng sản phẩm, khai thác chỉ dẫn địa lí 03 vụ hoặc chu kỳ sản xuất trong thời gian hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí làm nhà xưởng, mua máy móc, trang thiết bị sơ chế, vận chuyển, bảo quản, chế biến các sản phẩm, nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án; đối với các dự án thuộc Chương trình nông thôn mới được hỗ trợ bổ sung tối đa 350 triệu đồng/dự án.
Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật công nghệ tưới tiết kiệm nước: Hỗ trợ tối đa 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn; hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha.
Hỗ trợ sản xuất nông sản chất lượng cao (rau, hoa, củ, quả), an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường: Hỗ trợ chi phí xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính (nhà màng). Mức hỗ trợ tối đa không quá 40 triệu đồng/1.000 m2 đối với nhà lưới, không quá 100 triệu đồng/1.000 m2 đối với nhà kính (nhà màng). Hạn mức tối đa không quá 2.000 m2/hộ gia đình/cá nhân và không quá 5.000 m2 đối với các tổ chức, doanh nghiệp/hợp tác xã/tổ hợp tác.
c) Hỗ trợ công tác chỉ đạo, tuyên truyền, triển khai cho Ban Quản lý cấp xã, Hợp tác xã nông nghiệp hoặc Ban Phát triển thôn, bản để thực hiện dồn điền, đổi thửa tạo vùng sản xuất tập trung, cụ thể như sau:
Hỗ trợ Ban Quản lý cấp xã: 05 triệu đồng/xã/năm.
Hỗ trợ tối đa Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác hoặc Ban Phát triển thôn, bản theo các mức diện tích sau: Từ 03 đến dưới 10 ha hỗ trợ 5 triệu đồng; từ 10 đến dưới 50 ha hỗ trợ 15 triệu đồng; từ 50 đến dưới 100 ha hỗ trợ 20 triệu đồng; trên 100 ha 25 triệu đồng.
Mức chi công tác chỉ đạo, tuyên truyền áp dụng theo quy định tại Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành Quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
d) Hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác đo đạc, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính; cấp đổi, cấp mới Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ có diện tích dồn điền, đổi thửa tạo vùng sản xuất tập trung. Mức chi áp dụng theo quy định của Nhà nước.
đ) Hỗ trợ tiêu thụ, xúc tiến thương mại: Hàng năm hỗ trợ 500 triệu đồng cho các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, quảng bá, xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Điều 4. Hỗ trợ phát triển Chăn nuôi trâu, bò
1. Hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng phối giống trực tiếp
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Điều kiện để được hỗ trợ: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi trâu, bò đực địa phương đạt tiêu chuẩn và có cam kết nuôi trâu, bò đực giống để phục vụ phối giống cho đàn trâu, bò tại địa phương trong thời gian tối thiểu 02 năm.
c) Định mức, hạn mức hỗ trợ: Hỗ trợ chủ hộ chăn nuôi trâu, bò đực giống 03 triệu đồng/con/năm (thời gian hỗ trợ không quá 4 năm).
2. Hỗ trợ cải tạo đàn bò địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Điều kiện để được hỗ trợ:
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi bò cái sinh sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhu cầu thụ tinh nhân tạo.
Chỉ hỗ trợ cho cơ sở thụ tinh nhân tạo khi tỷ lệ thụ thai đạt từ 70% trở lên so với số lượng bò được thụ tinh.
c) Định mức, hạn mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% tinh bò giống hướng thịt Zebu, Nitơ bảo quản tinh, vật tư phối giống (tinh đông lạnh, ni tơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản), cước vận chuyển, công phối giống.
3. Hỗ trợ thiến trâu, bò đực không đủ tiêu chuẩn làm con giống
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Điều kiện để được hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trâu, bò đực (khu vực thực hiện cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng phối giống trực tiếp/khu vực thụ tinh nhân tạo) không đủ tiêu chuẩn làm giống cần thiến.
c) Định mức, hạn mức hỗ trợ:
Hỗ trợ cho hộ gia đình có trâu, bò đực địa phương không đủ tiêu chuẩn làm giống phải thiến: Mức hỗ trợ 200 nghìn đồng/con.
Hỗ trợ công thiến bằng phương pháp kìm thiến cho kỹ thuật viên thực hiện là 300 nghìn đồng/con.
4. Hỗ trợ mở điểm thụ tinh nhân tạo mới và đào tạo kỹ thuật viên dẫn tinh
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân.
b) Điều kiện hỗ trợ:
Đối với điểm thụ tinh nhân tạo: Trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố (hoặc Trung tâm hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp các huyện).
Đối với kỹ thuật viên dẫn tinh: Là viên chức thú y cấp huyện hoặc nhân viên thú y cấp xã.
c) Định mức và hạn mức hỗ trợ:
Đối với mở điểm thụ tinh nhân tạo: Hỗ trợ 100% kinh phí mua mới vật tư phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo gồm: bình bảo quản ni tơ, bình ni tơ xách tay để đi phối, súng bắn tinh, kìm thiến bò, kính hiển vi,... Mỗi huyện/thị xã/thành phố chỉ được hỗ trợ 01 điểm, mỗi điểm chỉ được hỗ trợ 01 lần (trong năm đầu mở điểm).
Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật viên dẫn tinh: Hỗ trợ một lần 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc. Mức hỗ trợ không quá 8 triệu đồng/01 người sau khi hoàn thành khóa đào tạo có chứng chỉ của cơ sở đào tạo. Mỗi điểm được hỗ trợ đào tạo không quá 02 kỹ thuật viên dẫn tinh.
1. Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm
a) Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã.
b) Điều kiện hỗ trợ:
Hàng năm Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thống kê số lượng gia súc, gia cầm và đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng dựa trên cơ sở thống kê và cam kết sử dụng vắc xin của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Từ kinh phí được giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua vắc xin cấp cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong địa bàn quản lý.
c) Nội dung và định mức hỗ trợ:
Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng gia súc, gia cầm cho các đối tượng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố chưa có chính sách quy định hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình Quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, cụ thể:
Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò: Tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn; tiêm 2 lần/năm.
Vắc xin lở mồm long móng tiêm trâu, bò: Tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn; tiêm 2 lần/ năm.
Vắc xin dịch tả lợn: Tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn; tiêm 2 lần/năm.
Vắc xin tụ huyết trùng lợn: Tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn; tiêm 2 lần/năm.
Vắc xin nhiệt thán: Tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn vùng ổ dịch cũ, khu vực nguy cơ cao do cơ quan chuyên ngành thú y cấp huyện xác định; tiêm 1 lần/năm.
Vắc xin cúm gia cầm: Tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn trong địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, 12 xã lòng chảo huyện Điện Biên và hộ nuôi gia cầm ở các địa phương khác có quy mô đàn từ 500 con trở lên khi có đăng ký; tiêm 2 lần/năm.
2. Hỗ trợ tiền công, vật tư, bảo hộ, dụng cụ tiêm phòng, công phun hóa chất sát trùng
a) Đối tượng hỗ trợ: Người trực tiếp tham gia tiêm phòng, phun phòng.
b) Điều kiện hỗ trợ:
Hỗ trợ tiền công cho người trực tiếp tiêm phòng, phun phòng sau khi có xác nhận của hộ chăn nuôi sử dụng vắc xin và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Hỗ trợ bằng tiền mặt và vật tư, bảo hộ, dụng cụ tiêm phòng, phun phòng cho người tham gia tiêm phòng, phun phòng.
c) Định mức hỗ trợ:
Hỗ trợ cho cán bộ thôn, bản, tổ dân phố tham gia tiêm, phun phòng; tiền công tiêm phòng; vật tư, bảo hộ, dụng cụ tiêm, phun phòng (bao gồm cả bình phun hóa chất); mức chi thực hiện theo quy định hiện hành.
Mức hỗ trợ tiền công phun hóa chất: 50.000 đồng/1.000 m2 diện tích phun hóa chất.
d) Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí sử dụng ngân sách cấp huyện.
3. Hỗ trợ kinh phí cho chủ vật nuôi có gia súc, gia cầm bị rủi ro (chết) do phản ứng sau tiêm phòng vắc xin
a) Đối tượng hỗ trợ: Chủ vật nuôi có gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng vắc xin.
b) Điều kiện hỗ trợ: Gia súc, gia cầm chết do phản ứng sau tiêm phòng các loại vắc xin trong diện hỗ trợ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập biên bản xác minh.
c) Định mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% giá trị gia súc, gia cầm theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra rủi ro.
d) Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí sử dụng ngân sách cấp huyện.
4. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, kiến thức cho viên chức và nhân viên thú y cơ sở
Hỗ trợ tập huấn 1 lần/năm cho viên chức và nhân viên thú y cơ sở.
Điều 6. Hỗ trợ sản xuất, phát triển Lâm nghiệp
1. Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân chuyển đất nương, đất trống sang trồng rừng sản xuất và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên
a) Đối tượng hỗ trợ:
Hộ gia đình, cá nhân tham gia chuyển đổi đất nương, đất trống (thực bì trạng thái Ia, Ib) thuộc quy hoạch rừng sản xuất sang trồng rừng phải có liên kết sản xuất.
Hộ gia đình, cá nhân tham gia chuyển đổi đất trống có cây gỗ tái sinh (trạng thái Ic) thuộc quy hoạch rừng phòng hộ sang thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên.
b) Điều kiện hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân có diện tích đất nương, đất trống đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp diện tích đất đăng ký trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp.
c) Mức hỗ trợ: Ngoài mức hỗ trợ từ các chính sách bảo vệ và phát triển rừng hiện hành của Trung ương; ngân sách tỉnh hỗ trợ bổ sung mức cụ thể:
Đối với trồng rừng sản xuất hỗ trợ 2,5 triệu/ha/năm, thời gian hỗ trợ: 4 năm.
Đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên hỗ trợ 2,5 triệu/ha/năm, thời gian hỗ trợ: 6 năm.
2. Hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán lần đầu đối với trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung và bảo vệ rừng
a) Đối tượng hỗ trợ: Chủ đầu tư công trình lâm sinh.
b) Điều kiện hỗ trợ: Có hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 50.000 đồng/ha.
3. Hỗ trợ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.
b) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng có đăng ký trồng rừng trên đất được quy hoạch rừng sản xuất, phòng hộ; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên được quy hoạch rừng phòng hộ chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp; có hồ sơ thiết kế, dự toán công trình lâm sinh đã được phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ: 300 nghìn đồng/ha.
4. Hỗ trợ bảo vệ và phát triển cây hoa Ban
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện bảo vệ và trồng cây hoa Ban tập trung trên địa bàn tỉnh Điện Biên trên diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp. Diện tích thực hiện bảo vệ và trồng tập trung cây hoa Ban tối thiểu 03ha. Hỗ trợ thông qua bố trí vốn cho từng dự án được phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ:
Hỗ trợ nhân công bảo vệ, trồng bổ sung (đối với những diện tích có mật độ cây thưa) diện tích cây hoa Ban tự nhiên mọc tập trung nhiều: Ngoài mức hỗ trợ từ các chính sách bảo vệ và phát triển rừng hiện hành của Trung ương, hỗ trợ thêm 01 triệu đồng/ha/năm.
Hỗ trợ trồng: 80 triệu đồng/ha/4 năm.
Điều 7. Hỗ trợ phát triển cây hoa Anh Đào
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện trồng tập trung cây hoa Anh Đào tại các xã Mường Phăng và Pá Khoang, huyện Điện Biên trên diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp. Diện tích trồng tập trung cây hoa Anh Đào tối thiểu 03 ha đối với tổ chức, doanh nghiệp; tối thiểu 01 ha trở lên đối với hộ gia đình, cá nhân. Hỗ trợ thông qua bố trí vốn cho từng dự án được phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ: 130 triệu đồng/ha/4 năm.
Điều 8. Hỗ trợ phát triển thủy sản
1. Hỗ trợ phát triển nuôi cá Tầm/cá Hồi vân trong bể xây
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia nuôi cá có đăng ký cam kết nuôi an toàn thực phẩm. Thể tích bể nuôi tối thiểu 20 m3/bể.
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí xây bể.
d) Định mức và hạn mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/bể nhưng không quá 100 triệu đồng/hộ gia đình/cá nhân; không quá 150 triệu/tổ chức.
2. Hỗ trợ phát triển nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao (Cá Lăng, cá Tầm, cá Chép giòn, cá Trắm giòn,...) trong lồng tại các hồ thủy lợi, thủy điện
a) Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
b) Điều kiện hỗ trợ: Lồng nuôi cá có thể tích tối thiểu 50m3/lồng.
c) Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí làm lồng, bè khung bằng kim loại.
d) Định mức và hạn mức hỗ trợ: 15 triệu đồng/lồng nhưng không quá 60 triệu đồng/ hộ gia đình, cá nhân; không quá 90 triệu đồng/Tổ chức.
Nguồn ngân sách của tỉnh và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch đến năm 2020, dự kiến kế hoạch đến năm 2025 và kế hoạch thực hiện chính sách hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách; tổng hợp, báo cáo và đề xuất phương án xử lý những phát sinh trong quá trình thực hiện vượt quá thẩm quyền với Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời giải quyết.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính ban hành hướng dẫn và định mức kinh tế - kỹ thuật (đối với các nội dung cần cụ thể hóa) để thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và kế hoạch hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch vốn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương thức, cơ chế hỗ trợ; thủ tục thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ của chính sách theo quy định của nhà nước; phối hợp ban hành hướng dẫn và định mức kinh tế - kỹ thuật; kiểm tra việc cấp phát, quản lý, thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ quy định tại Quyết định này.
Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp; tạo điều kiện cho các sản phẩm từ các chuỗi liên kết tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh; giới thiệu các sản phẩm nông sản trên website của Trung ương, của Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các hoạt động quản lý, khai thác chỉ dẫn địa lý và các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ về các nhãn hiệu sản phẩm nông sản.
Điều 14. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện các nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng nông nghiệp và kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 15. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với Sở, ngành liên quan hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; dồn điền, đổi thửa để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với quy hoạch vùng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Điều 16. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các Đoàn thể tỉnh và Tổ chức chính trị xã hội
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các Đoàn thể tỉnh và Tổ chức chính trị xã hội phối hợp tuyên truyền, giám sát phản biện việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.
Điều 17. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến các nội dung của chính sách đến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn để triển khai thực hiện.
- Xây dựng kế hoạch đến năm 2020, dự kiến kế hoạch đến năm 2025 và kế hoạch thực hiện chính sách hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính trước ngày 30 tháng 6 hàng năm để tổng hợp.
- Căn cứ kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp của địa phương, xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án sản xuất phù hợp với chính sách để thu hút các doanh nghiệp, Hợp tác xã, người dân tổ chức liên kết, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp; ưu tiên lựa chọn nội dung chính sách hỗ trợ để đầu tư có trọng điểm, tập trung, đúng nhu cầu và tránh dàn trải.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, chính quyền cấp xã triển khai thực hiện chính sách này trên địa bàn; tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách theo quy định.
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nội dung hỗ trợ chính sách đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, ngành liên quan theo quy định.
Điều 18. Ủy ban nhân dân cấp xã
Căn cứ vào chính sách hỗ trợ, kế hoạch phát triển sản xuất của huyện, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức xã hội tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp và các tổ chức tích cực thực hiện chính sách đảm bảo đúng đối tượng, thiết thực, hiệu quả; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng
- Sử dụng kinh phí đúng mục đích theo cam kết.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan có thẩm quyền.
- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về đơn vị quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo Quy định.
Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Quyết định này có hiệu lực và đang thực hiện theo quy định tại Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và các văn bản hướng dẫn có liên quan thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành.
2. Đối với các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản được xây dựng theo quy định tại Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên nhưng chưa được phê duyệt hoặc đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện thì điều chỉnh theo quy định tại Quyết định này.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.