Là phương pháp người quản lý dựa vào quyền uy tổ chức bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh quản lí. Mọi thành viên của tổ chức phải bằng mọi cách hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vì lí do cá nhân mà cản trở việc hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức.
* Đặc điểm:
- Phương pháp tổ chức hành chính gắn liền với việc xác lập các cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức.
- Phương thức tổ chức hành chính tạo ra sự bắt buộc cưỡng chế với người thừa hành mang tính pháp lệnh cao, tính bắt buộc và tính kế hoạch. Do vậy nó mang lại hiệu quả nhanh.
- Phương thức hành chính giữ vai trò to lớn trong việc điều tiết các quan hệ kinh tế. Khi phát hiện trong nền kinh tế có sự mất cân đối thì dùng phương thức hành chính mới nhanh chóng thiết lập lại sự cân đối mới, sau đó kết hợp bổ sung với các phương pháp khác như giáo dục, kinh tế…
* Nội dung:
Để thực hiện tác động này cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thiết lập cơ cấu tổ chức, quy định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của từng cấp, từng khâu, từng nhóm, từng thành viên trong tổ chức, do đó mà quyền lực được thông suốt và có hiệu lực từ trên xuống dưới.
- Điều chỉnh các hoạt động của tổ chức thông qua các điều luật, nội quy, quy chế, điều lệ một cách đồng bộ, thống nhất và đúng hướng.
- Đánh giá các kết quả quản lí nghiêm túc, chính xác, công bằng tạo cơ sở cho việc thưởng phạt nghiêm minh đối với thành viên trong tổ chức.
* Ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng:
- Ưu thế của phương pháp tổ chức hành chính là thực hiện công việc chung của tổ chức được nhanh chóng, thống nhất, triệt để, khẩn trương.
- Nhược điểm của phương pháp này là dễ lâm vào tình trạng quan liêu do những quyết định mang tính bắt buộc và đối tượng quản lí không có quyền lựa chọn.
- Phạm vi áp dụng: Phương pháp tổ chức hành chính được sử dụng trong các trường hợp tổ chức lâm vào tình trạng hỗn loạn, phải thiết lập trật tự để ổn định.
* Cách khắc phục nhược điểm:
- Trong quá trình xây dựng quy chế hoạt động cần quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ thể quản lí phải chuyên môn hóa các chức năng, nhiệm vụ, tạo điều kiện tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công việc.
- Hệ thống quyền lực của tổ chức phải đượcc phân công, ủy quyền rõ ràng, có hiệu lực, có hiệu quả.
- Mỗi người quản lí phải chuyển hóa được quyền lực của tổ chức giao cho thành quyền uy thực sự, được mọi thành viên trong tổ chức phục tùng một cách tự nguyện.