Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

NGUYỄN VĂN BÁCH
8/31/2022

Bản đồ quy hoạch chung xây dựng 1/10.000 huyện Chương Mỹ

1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Chương Mỹ nằm ở phía Tây nam, cách trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình).
Tổng diện tích tự nhiên là 237,38 km2. Dân số 339.469 người (năm 2019 Mật độ dân số đạt 1.167 người/km²) - dân tộc Kinh chiếm đại đa số, có 01 thôn dân tộc Mường - Đồng Ké, xã Trần Phú.
- Sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông.
Huyện chia làm 32 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn , Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ.

2. Nông nghiệp:

Đến hết năm 2020, toàn bộ 30/30 xã của huyện Chương Mỹ đều đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; huyện cũng đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo bộ tiêu chí huyện nông thôn mới quy định tại Quyết định số 558/QĐ-CP ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.. Trong đó nhiều nhóm tiêu chí đạt kết quả cao như: 100% đường trục xã, liên xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa; 100% đường trục thôn liên thôn, đường ngõ xóm đã được bê tông hóa và đạt chuẩn theo quy định; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 90,1% (tăng 39,64% so với năm 2010)...

2. Giao thông

- Quốc lộ: tuyến Quốc lộ 6 dài 18 km và đường Hồ Chí Minh dài 16,5 km;
- Tỉnh lộ: 419.

3. Quy hoạch



Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ
- Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Chương Mỹ nằm trong vành đai xanh phát triển của Thủ đô với khu đô thị vệ tinh Xuân Mai và đô thị sinh thái Chúc Sơn.
- Đến năm 2020, tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 23.240,92 ha; trong đó: Đất đô thị khoảng 8.324,63 ha (chiếm 35,8% tổng đất quy hoạch), đất nông thôn khoảng 14.916,29 ha (chiếm 64,2% tổng đất quy hoạch).
- Đất tự nhiên đô thị: khoảng 8.324,63 ha; trong đó: Đất tự nhiên thị trấn sinh thái Chúc Sơn khoảng 1.786,97 ha; đất tự nhiên đô thị vệ tinh Xuân Mai khoảng 6.537,66 ha.
Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội và huyện Chương Mỹ
Đến năm 2020, tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 23.240,92 ha; trong đó: Đất đô thị khoảng 8.324,63 ha (chiếm 35,8% tổng đất quy hoạch), đất nông thôn khoảng 14.916,29 ha (chiếm 64,2% tổng đất quy hoạch).
- Đất tự nhiên nông thôn khoảng 14.916,29 ha, bao gồm: Đất xây dựng nông thôn khoảng 4.469,21 ha (chiếm 29,96% đất tự nhiên nông thôn); trong đó: Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.811,32 ha (chỉ tiêu bình quân khoảng 125 m2/người), đất xây dựng nông thôn khác khoảng 1.657,90 ha. Đất khác trong phạm vi nông thôn khoảng 10.447,08 ha (chiếm 70,04% đất tự nhiên nông thôn).
- Đến năm 2030, tổng đất quy hoạch: 23.240,92 ha. Trong đó: Đất đô thị: 8.324,63 ha (chiếm 35,8% tổng đất quy hoạch), đất nông thôn: 14.916,29 ha (chiếm 64,2% tổng đất quy hoạch).
Đất tự nhiên đô thị: khoảng 8.324,63 ha. Trong đó: Đất tự nhiên thị trấn sinh thái Chúc Sơn khoảng 1.786,97 ha; đất tự nhiên đô thị vệ tinh Xuân Mai khoảng 6.537,66 ha.
- Đất tự nhiên nông thôn: khoảng 14.787,83 ha, bao gồm: Đất xây dựng nông thôn khoảng 4.639,41 ha (chiếm 31,10% đất tự nhiên nông thôn); trong đó: Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.901,52 ha (chỉ tiêu bình quân khoảng 115 m2/người), đất xây dựng nông thôn khác khoảng 1.737,90 ha. Đất khác trong phạm vi nông thôn: 10.276,88 ha (chiếm 68,90% đất tự nhiên nông thôn).
- Không gian đô thị huyện Chương Mỹ phát triển theo hướng xây dựng tập trung vào 2 khu vực đô thị Xuân Mai và Chúc Sơn. Phần còn lại là các xã nông thôn nằm trong hành lang xanh, cấu trúc không gian huyện tổ chức gắn với khung giao thông theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây, trong đó ưu tiên phát triển mới các kết nối Đông - Tây để đảm bảo mối liên kết với đô thị trung tâm.

- Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Ngày 4/6/2015, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UBND về việc phê duyệt).

Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai


Theo đó, Xuân Mai là một trong những đô thị vệ tinh phía Tây Nam của đô thị trung tâm Hà Nội; Là đô thị dịch vụ - công nghiệp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp,  hệ thống làng nghề của địa phương; Là cửa ngõ giao thông phía Tây Hà Nội giao thương với các tỉnh phía Tây Bắc; Là đô thị đại học với trung tâm giáo dục đào tạo cấp vùng; Là đô thị sinh thái dựa trên cảnh quan thiên nhiên hiện có.

Đến năm 2020, dự báo quy mô dân số khoảng 100.000 người, trong đó, dân số đô thị khoảng 42.420 người, dân số nông thôn khoảng 57.580 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 42,4%. Diện tích đất tự nhiên khu vực lập quy hoạch  khoảng 6.537,66ha, trong đó, diện tích đất khu vực nội thị khoảng 3.585,76ha, diện tích đất khu vực ngoại thị khoảng 2.951,9ha.

* Quy hoạch chi tiết Khu tái định cư Đồng Chằm, Đồng Vai, tỷ lệ 1/500 tại thị trấn Xuân Mai

Quyết định số 6412/QĐ-UBND UBND TP Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu tái định cư Đồng Chằm, Đồng Vai, tỷ lệ 1/500 tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Khu vực phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu tái định cư Đồng Chằm, Đồng Vai, tỷ lệ 1/500 thuộc địa giới hành chính thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Phía Bắc giáp Quốc lộ 6 và Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam - chi nhánh Xuân Mai Hà Nội; các phía còn lại giáp đất nông nghiệp của thị trấn Xuân Mai.
Tổng diện tích đất trong ranh giới của quy hoạch chi tiết khoảng 27,4ha; quy mô dân số khoảng 3.456 người.
Mục tiêu nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 2523/QĐ- UBND ngày 4/6/2015 và Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được Sở Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định 1405/QĐ-SGTVT ngày 29/10/2014; Xây dựng khu nhà ở tái định cư mới hiện đại, đồng bộ về cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, khớp nối với các dự án đầu tư, khu dân cư lân cận hiện trạng đảm bảo phát triển ổn định, bền vững. Khai thác hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo hiệu quả đầu tư và nâng cao đời sống nhân dân khu vực; Tạo lập quỹ nhà ở, trường học và các công trình công cộng thiết yếu, bãi đỗ xe, cây xanh thế dục thế thao phục vụ đô thị và dân cư khu vực; Nghiên cứu khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành và đồ án Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 được duyệt (Toàn bộ Quyết định);

4. Lịch sử hình thành và phát triển, văn hóa, di tích

Chương mỹ có lịch sử lâu đời, hào hùng; vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống văn hóa, truyền thống hiếu học.
Huyện Chương Mỹ nguyên xưa là phần đất của hai huyện Mỹ Lương, Yên Sơn thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây và huyện Chương Đức, thuộc phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng.
Năm 1880, vua Tự Đức cho thành lập đạo Mỹ Đức, địa bàn gồm huyện Mỹ Lương thuộc phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây và hai huyện Chương Đức, Hoài An thuộc phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội. Đến năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), đạo Mỹ Đức giải thể và đổi thành phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Nội. Đồng thời, 4 tổng: Tuy Lai, Quảng Xá, Bột Xuyên, Vân Nội thuộc huyện Chương Đức và 4 tổng: Thái Bình, Phù Lưu Thượng, Phù Lưu Tế, Trinh Tiết thuộc huyện Hoài An hợp thành huyện Yên Đức, còn 3 tổng: Bài Trượng, Văn La, Quảng Bị thuộc huyện Chương Đức và 6 tổng: Lương Xá, Chúc Sơn, Cao Bộ, Dã Cát, Phương Hạnh và Yên Kiện thuộc huyện Mỹ Lương hợp thành huyện Chương Mỹ.
Năm 1890, Toàn quyền Đông Dương lại tách hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức của tỉnh Hà Nội, phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Chợ Bờ (Hòa Bình) để tái lập đạo Mỹ Đức. Tuy nhiên, một năm sau, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định giải thể đạo Mỹ Đức, địa bàn nhập vào hai tỉnh Hà Nội và Hòa Bình như cũ.
Từ năm 1904, huyện Chương Mỹ và phủ Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Đông.
Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình[4], gồm 31 xã: Đại Yên, Đồng Lạc, Đồng Phú, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Ngọc Sơn, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Thanh Bình, Thượng Vực, Thụy Hương, Thủy Xuân Tiên, Tiên Phương, Tốt Động, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ.
Ngày 29 tháng 12 năm 1978, hai xã Tiên Phương và Phụng Châu sáp nhập vào thành phố Hà Nội, đến ngày 17 tháng 2 năm 1979 được đặt trực thuộc huyện Hoài Đức.
Ngày 27 tháng 3 năm 1984, thành lập thị trấn Xuân Mai trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Thủy Xuân Tiên.
Ngày 26 tháng 12 năm 1990, thành lập thị trấn Chúc Sơn, thị trấn huyện lỵ huyện Chương Mỹ trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của hai xã Ngọc Sơn và Ngọc Hòa.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Chương Mỹ thuộc tỉnh Hà Tây vừa tái lập.
Ngày 23 tháng 6 năm 1994, chuyển hai xã Tiên Phương và Phụng Châu thuộc huyện Hoài Đức trở lại huyện Chương Mỹ quản lý.
Ngày 2 tháng 3 năm 2005, sáp nhập toàn bộ diện tích, dân số của xã Ngọc Sơn và điều chỉnh một phần diện tích, dân số của hai xã Phụng Châu, Tiên Phương vào thị trấn Chúc Sơn.
Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn và 30 xã như hiện nay.
Ngày 1 tháng 8 năm 2008, tỉnh Hà Tây giải thể để sáp nhập vào Hà Nội, huyện Chương Mỹ thuộc thành phố Hà Nội như hiện nay.
- Năm 1888 Huyện Chương Mỹ được thành lập
- Chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương;
- Chùa Trầm xã Phụng Châu

5. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại:

Huyện có 01 khu công nghiệp, 9 cụm công nghiệp, 175/206 làng có nghề, 36 làng đã được công nhận là làng nghề truyền thống.

6. Kinh tế:

- Năm 2020, Tổng giá trị sản xuất ước đạt 25.740 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp: 58,1% - 25,2% -16,7%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 674 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách huyện, xã ước thực hiện hơn 3.316 tỷ đồng; tổng chi ngân sách huyện, xã ước thực hiện 3.025 tỷ đồng, đạt 151,7%.

- Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 63,09 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 5,58 lần so với 2010); tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm còn 0,44%.

7. Chính trị:

Tính đến 31/12/2020, có 59 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy (trong đó Đảng bộ cơ sở là: 43; chi bộ cơ sở: 16); Tổng số chi bộ trực thuộc Đảng uỷ cơ sở: 486; toàn huyện có 11.365 đảng viên.

Các chỉ tiêu chính được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Chương Mỹ lần thứ XXIV.

Về kinh tế:

(1) Tổng giá trị sản xuất năm 2025 (theo giá so sánh): 43.145 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 10,7%/năm. Trong đó:
- Ngành Công nghiệp - TTCN - XDCB: 23.400 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 9,7%/năm.
- Ngành Thương mại - Dịch vụ: 14.700 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 15,9%/năm.
- Ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản: 5.045 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân 4,0%/năm.
(2) Cơ cấu kinh tế năm 2025: CN - DV - NN: 54,1 - 32,3 - 13,6.
(3) Thu nhập bình quân đầu người: 85 - 95 triệu đồng/người/năm.
(4) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 1.100 - 1.200 tỷ đồng.
Về văn hóa - xã hội
(5) Tỷ suất sinh thô là 14,9‰.
(6) Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 12% trở xuống.
(7) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 8,0% trở xuống.
(8) Số giường bệnh/vạn dân: 15 - 20; số bác sỹ/vạn dân: 15. Duy trì 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.
(9) Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 60 - 65%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 35 - 40%; tỷ lệ lao động nông nghiệp: 16 - 19%.
(10) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Thành phố đến cuối nhiệm kỳ còn dưới 01%.
(11) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế 95%.
(12) Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa 90%; tỷ lệ Thôn được công nhận danh hiệu Thôn văn hóa 95%; tỷ lệ Tổ dân phố văn hóa được công nhận danh hiệu Tổ dân phố văn hóa 100%.
(13) Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 85 - 90%.
Về môi trường, xây dựng đô thị, nông thôn mới
(14) Tỷ lệ đô thị hóa: 41%.
(15) Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch 100%.
(16) Tỷ lệ các chất thải và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường:
- Tỷ lệ thu gom và vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn 100%.
- Tỷ lệ cụm công nghiệp (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải: 100%;
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 45 - 50%; tỷ lệ nước thải làng nghề được xử lý: 100%.
(17) Giữ vững 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu 10 xã.

Về xây dựng Đảng

(18) Số lượng đảng viên mới được kết nạp hằng năm từ 200 đảng viên trở lên.
(19) Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đạt trên 75% .(20) Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đạt trên 75%.
Ngày 25.8, Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ huyện Chương Mỹ tổ chức trọng thể Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020”.
+ Đất khác trong phạm vi nông thôn: 10.276,88 ha (chiếm 68,90% đất tự nhiên nông thôn).

Cơ cấu sử dụng đất như sau (đến năm 2030):

- Quyết định số 2512/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Chương Mỹ đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 (địa điểm: huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội).
- Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 4/6/2015 của thành phố Hà Nộivề việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, tỷ lệ 1/10.000 tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.trên và Sơ đồ Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai;

Xem thêm