Đặc điểm hoạt động của các quy luật kinh tế và cơ chế vận dụng các quy luật đó trong quản lí kinh tế

NGUYỄN VĂN BÁCH
8/13/2022

cơ chế vận dụng các quy luật đó trong quản lí kinh tế

* Định nghĩa quy luật kinh tế (QLKT): Các QLKT-XH là các mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến bền vững và lặp đi lặp lại của các hiện tượng, các quá trình kinh tế trong những điều kiện nhất định.

* Đặc điểm hoạt động của các QLKT:

- Các QLKT chỉ hoạt động thông qua các hoạt động cụ thể của con người; không có con người thì các QLKT không mất đi nhưng cũng sẽ không hoạt động. Vì tất yếu hoạt động kinh tế là hoạt động chỉ có ở xã hội loài người nên không có hoạt động kinh tế của con người thì không có cơ sở cho QLKT hoạt động.

- Các QLKT có độ bền vững kém hơn các quy luật khác: đại đa số các QLKT, nhất là các kinh tế đặc thù chỉ hoạt động trong một hình thái kinh tế xã hội (KTXH) hoặc thậm chí chỉ 1 giai đoạn phát triển của một hình thái KTXH. Còn các quy luật tự nhiên thì không gắn liền với sự quá độ từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác, tức là không có sự thay đổi.

- Các QLKT chỉ được thực hiện thông qua các hình thức kinh tế cụ thể (SX, Kinh doanh, dịch vụ, đầu tư,…): do đó đặc điểm này khẳng định, khi vận dụng các QLKT, không thể vận dụng 1 quy luật mà phải xem xét sự liên quan giữa quy luật này với quy luật khác, phải vận dụng một hệ thống các QLKT. Hoạt động vận dụng các quy luật là 1 hoạt động phức tạp, đòi hỏi tính sáng tạo.

* Cơ chế vận dụng các quy luật trong QLKT:

- Cơ chế: là toàn bộ tổng thể những điều kiện, những hình thức, những phương pháp mà thông qua đó người ta thực hiện các hoạt động kinh tế có mục đích, có kế hoạch.

Cơ chế vận dụng gồm:

- Nhận thức các quy luật: đây là tiền đề cho việc vận dụng các quy luật. Qua trình nhận thức quy luật bao gồm 2 giai đoạn:

+ Nhận biết qua thực tiễn: là nhận thức xuất phát từ kinh nghiệm sống của con người. Con người trong quá trình lao động luôn có mối quan hệ với môi trường xung quanh. Nhờ đó mà nhận thức, tích lũy kinh nghiệm của nhiều thế hệ trong hàng trăm năm. Từ kinh nghiệm đó để tìm ra chân lí.

+ Nhận thức qua các phân tích lí thuyết: Đúc kết kinh nghiệm thành lí luận và truyền lại cho thế hệ sau. Đây là quá trình thuộc vào sự nhạy bén và độ mẫn cảm của con người. Vì các QLKT hoạt động trong nền kinh tế tạo thành một hệ thống thống nhất, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật phân phối,…dù khoa học kinh tế đến trình độ nào cũng không thể nói là đã nhận thức được, nắm được đầy đủ mọi quy luật. Do vậy nhận thức các quy luật ngoài việc dựa vào các kiến thức sách, tài liệu đã có còn phải gắn liền với thực tiễn, lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức và vận dụng quy luật phải từ thực tế sản xuất kinh doanh và căn cứ vào thực tiễn phát triển kinh tế để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó.

- Tổ chức các điều kiện chủ quan của tổ chức để cho xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó mà quy luật phát sinh tác dụng, phát huy vai trò điều hành quản lí của các nhà lãnh đạo tổ chức.

Hoạt động của các QLKT có liên quan đến các loại hình quản lí kinh tế theo kiểu chỉ huy (kế hoạch hóa tập trung), nền kinh tế thị trường thuần túy hay kinh tế hỗn hợp.

VD: trong nền kinh tế chỉ huy, quy luật cung cầu không tồn tại phân phối theo kiểu cân bằng triệt tiêu quy luật phân phối theo lao động

Cụ thể: + Xác định các mục tiêu của DN

+ Tổ chức hoạt động chung của toàn DN

+ Xây dựng kế hoạch SX kinh doanh cho DN

+ Kết hợp hài hòa các lợi ích: Nhà nước, tập thể, cá nhân, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

+ Sử dụng các hình thức kinh tế trong quản lý: thưởng, phạt, khoán,… - Tổ chức thu thập và xử lí thông tin sai phạm, ách tắc do việc không tuân thủ đòi hỏi của các quy luật khách quan.

Xem thêm