Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

NGUYỄN VĂN BÁCH
7/12/2016


Chi thường xuyên
là để đảm bảo cho nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp hoặc dịch vụ công.
Chi đầu tư phát triển là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất và sự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tăng trưởng vĩ mô và thúc đầy phát triển kinh tế xã hội.
1. Mục đích chi
- Chi thường xuyên: thực hiện các chức năng nhiệm vụ nhà nước của nhà nước
- Chi đầu tư: ổn đinh kinh tế vi mô, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
2. Tính chất
- Chi thường xuyên: mang tính chất thường xuyên ổn định, mang tính chất tiêu dùng, phạm vi tác động ngắn hơn.Ví dụ: trả lương cho cán bộ công chức
- Chi đầu tư phát triển: không ổn định, là các khoản chi lớn, mang tính chất tích lũy phát triển, phạm vi tác động lớn. Ví dụ: chi sửa chữa trụ sở làm việc.
3. Phạm vi mức độ chi
- Chi thường xuyên: Phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy nhà nước, sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công
- Chi đầu tư phát triển: kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội
4. Nguồn vốn chi
- Chi thường xuyên: thuế, phí và lệ phí mang tính chất thường xuyên bắt buộc và ổn định.
- Chi đầu tư: và vốn vay, tiền thuế, lệ phí, phí tích lũy để dùng (nợ ưu tiên chi thường xuyên).
5. Mức độ ưu tiên
- Chi thường xuyên thì có mức độ thường xuyên.
- Chi đầu tư phát triển: có thể bị gián đoạn.

Ghi chú:
Dự toán chi đầu tư phát triển (ĐTPT) nguồn NSNN năm 2016 là 255,75 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức bội chi NSNN (254 nghìn tỷ đồng). Nếu tính cả chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ là 60 nghìn tỷ đồng, nguồn thu xổ số kiến thiết 26 nghìn tỷ đồng thì tổng chi ĐTPT năm 2016 lên tới 341,75 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,1% tổng chi NSNN.

Xem thêm