Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh?

NGUYỄN VĂN BÁCH
3/19/2016

Chia sẻ "sống khỏe mỗi ngày" hay còn gọi là 27 bí quyết sống khỏe và trường thọ. Bí quyết 3 chia sẻ "Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh? Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí".
Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh là như thế nào? Từ nguồn internet có vài ghi chép để nêu rõ hơn vấn đề này như sau:
Nguyên tắc dưỡng sinh trường thọ (suckhoedoisong) giải thích:
Dưỡng sinh bao gồm các phương pháp ăn uống, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, điều dưỡng tinh thần và vệ sinh tình dục ( dưỡng sinh sinh hoạt); dưỡng sinh bốn mùa và dưỡng sinh hoàn cảnh (dưỡng sinh tự nhiên); châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công, thực dưỡng và dược dưỡng (dưỡng sinh kỹ thuật). Nói chung là các động tác bên ngoài tác động cơ thể của con người, đặt con người và sự vật trong thế động, đem lại sức khỏe con người về mặt thể xác.
Dưỡng tâm còn gọi là dưỡng thần, nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết để điều hoà đời sống tinh thần, tình cảm cốt sao đạt được sự ổn định và cân bằng. Theo y học cổ truyền, “thần” là một trong ba thứ cực kỳ quan trọng (tam bảo) của nhân thể cùng với “tinh” và “khí”. Vả lại, một trong những quan điểm cơ bản của y học cổ truyền phương Đông là “hình thần hợp nhất”, nghĩa là giữa thể xác và tinh thần luôn có một mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết. Cho nên, muốn cho thân thể cường tráng và trường thọ thì nhất thiết phải chủ động xác lập cho được một đời sống tinh thần khoẻ mạnh. Nói như danh y Tuệ Tĩnh là phải “thanh tâm”, “quả dục” để “tồn thần”.

Xem thêm