Điều chỉnh tỷ giá có ý nghĩa gì?

NGUYỄN VĂN BÁCH
8/29/2015

Ngày 11/8/2015, Trung Quốc vừa bất ngờ thông báo điều chỉnh kỷ lục 1,9% đối với tỷ giá tham chiếu hàng ngày, xuống còn 6,2298 nhân dân tệ đổi 1 USD. Động thái này ngay lập tức khiến nhân dân tệ giảm giá mạnh nhất kể từ tháng 1/1994. Trong khi đó, rất nhiều người Trung Quốc nghĩ rằng đồng nhân dân tệ sẽ ngang tầm USD chỉ là vấn đề thời gian. Việc Trung Quốc bất ngờ phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ là một sự kiện lớn, kéo theo các đồng Châu Á lao dốc, có sức cộng hưởng lớn trên thị trường thế giới và cả Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã nhìn thấy mối lợi, còn doanh nghiệp trong nước cũng phải nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa Trung Quốc. Trung Quốc rất muốn đưa đồng Nhân dân tệ trở thành 1 trong 5 đồng tiền của rổ tiền tệ IMF nhưng để đạt được mục đích này, họ phải tự do hóa cán cân vốn, vậy mà họ vẫn chưa dám làm.

Ngày (19/8/2015), Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1%, sau khi đã nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-1% lên +/-2% vào ngày 12/8 vừa qua. Dẫn tới giá bán kiếm lời, hoặc găm giữ USD, đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ +/-2% lên +/-3%.
Như vậy, với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.890 VND/USD và biên độ tỷ giá +/-3%, thì tỷ giá trần là 22.547 VND/USD, tỷ giá sàn là 21.233 VND/USD.

Lý thuyết:

Tất cả người làm chính sách luôn muốn can thiệp và không để thị trường vận động một cách tự phát thông qua hai cách. 
Cách thứ nhất là tác động vào cung cầu bằng lực lượng vật chất, ví dụ: bán ngoại tệ, tạo cung vượt cầu, làm cho tỷ giá giảm xuống; hoặc đưa VND ra mua bớt ngoại tệ, làm cho cầu vượt cung để kích tỷ giá lên. 
Cách thứ hai là can thiệp bằng các tuyên bố, thông điệp tới thị trường, như việc đầu 2015, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu điều hành tỷ giá trong khoảng biến động 2%. 
Các doanh nghiệp, ngân hàng, và người dân không giữ ngoại tệ mà duy trì trạng thái Việt Nam đồng để có lợi hơn. Khi Ngân hàng trung ương nới lỏng tỷ giá hối đoái đồng nghĩa với việc ngân hàng trung ương sẽ cung ứng tiền ra thị trường nhiều hơn. Do đó về nguyên tắc lãi suất sẽ giảm chứ không tăng.
Khi khủng hoảng tài chính nổ ra, Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng nới biên độ tỷ giá. Sau đó, khi thị trường dần ổn định, biên độ tỷ giá nhanh chóng được thu hẹp trở lại.

Thực tế:
Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ không tiến hành điều chỉnh tỷ giá nữa, và sẽ áp dụng tất cả các biện pháp để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối từ nay đến cuối năm 2015 cũng như những tháng đầu năm 2016.
Bước sang năm 2016, xác suất Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ cũng trở nên rõ ràng hơn và theo đó, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục đi lên.
Nhà điều hành sẽ gặp khó khăn lớn khi thực hiện mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất trung dài hạn thêm 1% - 1,5%.
NHNN khẳng định chưa tính đến việc tăng lãi suất và yêu cầu các nhà băng tạm thời hạn chế ký các hợp đồng kỳ hạn một năm và rút ngắn thời hạn các hợp đồng kỳ hạn

Xem thêm