1. Dấu chấm: dùng ở cuối câu tường thuật; khi đọc, phải ngắt đoạn, ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
2. Dấu phẩy: được dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của câu đơn và câu ghép; để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong liên hợp, nhất là liên hợp qua lại; để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép (song song hay qua lại); có thể dùng để chỉ ranh giới giữa phần đề và phần thuyết; còn dùng vì lẽ nhịp điệu trong câu, nhất là khi nhịp điệu có tác dụng biểu cảm; khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu phẩy. Nói chung, quãng ngắt ở dấu phẩy tương đối ngắn.
3. Dấu chấm phẩy: thường dùng để chỉ ranh giới giữa các vế trong câu ghép song song, nhất là khi giữa các vế có sự đối xứng về nghĩa, về cả hình thức; cũng có thể dùng để chỉ ranh giới giữa các yếu tố trong một liên hợp song song bao gồm những ngữ; Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm phẩy; quãng ngắt dài hơn, so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn, so với dấu chấm....