Xác định quê quán như thế nào?

NGUYỄN VĂN BÁCH
3/01/2015

Tại điểm e mục 1 phần II Thông tư 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về việc xác định họ và quê quán khi khai sinh như sau:

"Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ."
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính Phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định: "Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ cha mẹ con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó."
Như vậy bạn phải lấy giấy khai sinh của cha mẹ làm căn cứ, như vậy nếu giấy khai của cha mẹ phần ghi quê quán ở đâu thì Giấy khai sinh của con sẽ theo đó được ghi nhận.
Kể từ khi nghị định 170 ngày 19-11-2007 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 05 ngày 3-2-1999 về chứng minh nhân dân) có hiệu lực thi hành, các loại giấy tờ cá nhân như: chúng minh nhân dân, hộ khẩu, khai sinh... đã thống nhất dùng “quê quán”, không còn dùng “nguyên quán” nữa. Nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản quy định rõ cách thức xác định quê quán của một người cũng như phân biệt sự khác nhau giữa nguyên quán với quê quán.
Tại quyết định 01 ngày 29-3-2006, Bộ Tư pháp có hướng dẫn việc ghi quê quán trong giấy khai sinh. Theo đó, quê quán của một người được ghi theo quê quán của cha đẻ; nếu không rõ cha đẻ là ai thì ghi theo quê quán của mẹ đẻ; trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đẻ thì để trống. Sau đó thông tư 01 ngày 2-6-2008 của Bộ Tư pháp cũng có cách hướng dẫn tương tự như trên về phần quê quán.

Xem thêm