Mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mới nhất năm 2015

NGUYỄN VĂN BÁCH
3/25/2015


Trong năm 2015 này thì mức đóng tham gia bảo hiểm bắt buộc không có gì thay đổi so với mức đóng của năm 2014. Nhưng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc của năm 2015 lại có những thay đổi đáng chú ý. Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 như sau:
Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%
Kinh phí công đoàn: 2% - doanh nghiệp đóng tất.

Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:



+ Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc theo quy định tại Điều 2, Luật BHXH (Luật số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006); Điều 43, Luật Việc làm (Luật số 38/2013/QH13) và Khoản 6, Điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật BHYT (Luật số 46/2014/QH13).
( So với quy định trước đây, đối tượng tham gia BHTN theo Luật Việc làm sẽ có thêm Người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Mặt khác, cũng không còn quy định Người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên mới phải tham gia BHTN.)

+ DN có sử dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên trước tháng 01 năm 2015 mà hợp đồng lao động tiếp tục có giá trị trong năm 2015 (hoặc người lao động tiếp tục làm việc từ tháng 01 năm 2015), chưa được tham gia BHTN, phải được cơ quan, đơn vị lập thủ tục tham gia BHTN từ tháng 01 năm 2015.
+ Đối với kinh phí kinh phí công đoàn: từ ngày 10/1/2014 tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng kể cả doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở ( theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP)

Mức tiền lương làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN:
+ Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là hệ số tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức lương cơ sở và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là 20 lần mức lương cơ sở.

+ Đối với người lao động hưởng tiền lương theo quy định của người sử dụng lao động (DN) thì căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
Mức tiền lương tháng tối đa để tính mức đóng BHYT là 20 lần mức lương cơ sở.
Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tiền lương tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

+ Lương đóng bảo hiểm là do doanh nghiệp thỏa thuận với nhân viên và không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2015 hiện nay. Kế toán căn cứ vào đây để tính lương cơ bản, được thể hiện trên hợp đồng lao động.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

- Các doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được quy định tại nghị định Số: 95/2013/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/8/2013



I - ĐỐI TƯỢNG ĐÓNG


1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả người lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
3. Người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.
4  Người đang hưởng lương hưu hằng tháng có giao kết HĐLĐ với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
5. Phu nhân (phu quân) trong thời gian hưởng chế độ phu nhân (phu quân) tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc.
6. NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bao gồm các loại hợp đồng sau:
7. Hợp đồng cá nhân, hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài;
8. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài.
9. Hợp đồng cá nhân.
II - MỨC ĐÓNG
Mức đóng BHXH hằng tháng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) được tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ, HĐLV và tỷ lệ đóng theo bảng tổng hợp dưới đây:
1. Đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT, BHTN (bảng 1).
Năm
Người sử dụng lao động (%)
Người lao động (%)
Tổng cộng (%)
BHXH
BHYT
BHTN
BHXH
BHYT
BHTN
01/2007
15
2

5
1

23
01/2009
15
2
1
5
1
1
25
Từ 01/2010
đến 12/2011
16
3
1
6
1,5
1
28,5
Từ 01/2012
đến 12/2013
17
3
1
7
1,5
1
30,5
01/2014
trở đi
18
3
1
8
1,5
1
32,5
2. Đối tượng chỉ tham gia BHXH:
2.1 Người lao động là phu nhân (phu quân) hưởng lương từ Ngân sách của Nhà nước (bảng 2).

Năm
Người sử dụng lao động (%)
Người lao động (%)
Tổng cộng (%)
Từ 01/2007
11
5
16
Từ 01/2010 – 12/2011
12
6
18
Từ 01/2012 – 12/2013
13
7
20
Từ 01/2014 trở đi
14
8
22
            2.2. Người lao động là phu nhân (phu quân) không phải là cán bộ, công chức Nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc (bảng 3).
Năm
Người lao động (%)
Ghi chú
Từ 01/2007
16
Tính theo mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đi làm việc ở nước ngoài
Từ 01/2010 – 12/2011
18
Từ 01/2012 – 12/2013
20
Từ 01/2014 trở đi
22
Người sử dụng lao động thu tiền đóng của phu nhân (phu quân) hoặc người lao động để đóng cho cơ quan BHXH.
3. Tỷ lệ đóng BHYT sẽ được điều chỉnh khi Nhà nước có văn bản hướng dẫn thực hiện, nhưng tối đa bằng 6%.

Xem thêm