Giải pháp quản lý chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng công trình

NGUYỄN VĂN BÁCH
10/01/2014

(GPMB, TĐC) là một phần trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Quản lý chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (GPMB, TĐC) là một phần trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. 

Để thực hiện xuyên suốt từ khi lập dự án đầu tư, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng công trình đến khi hoàn thành công tác bồi thường GPMB, Chủ đầu tư cần coi trọng và ngày càng nâng cao khả năng kiểm soát chi phí bồi thường GPMB trong đầu tư xây dựng dự án để đảm bảo hài hòa lợi ích của những người bị ảnh hưởng, tuân thủ các quy định của Nhà nước và đảm bảo đúng tiến độ hoàn thành dự án.

Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; UBND các tỉnh cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chi phí bồi thường GPMB, TĐC của một dự án được lập và phê duyệt trong Tổng mức đầu tư xây dựng công trình thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình, các giai đoạn thiết kế tiếp theo không phê duyệt lại chi phí bồi thường GPMB, TĐC. Do đó, ngay từ giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư cần tổ chức kiểm tra, thẩm định chi phí bồi thường GPMB, tái định cư do đơn vị tư vấn lập về sự tuân thủ các chế độ chính sách của Nhà nước, đơn giá đất đai, tài sản, vật kiến trúc có phù hợp với đơn giá do UBND tỉnh ban hành trước khi trình phê duyệt. Trong giai đoạn thực hiện bồi thường GPMB để xây dựng dự án, công tác bồi thường GPMB các dự án, công trình của Chủ đầu tư đều do Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện hoặc Hội đồng bồi thường GPMB huyện thực hiện. Trong đó, Chủ đầu tư là một thành phần tham gia trong Hội đồng nhằm đôn đốc tiến độ và kiểm soát được khối lượng tài sản, đất đai bị ảnh hưởng bởi dự án và đơn giá, chế độ chính sách khi lập phương án bồi thường cho phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước và tham gia giải thích vận động các vấn đề liên quan đến an toàn điện để người dân hiểu. Cụ thể, từ giai đoạn kiểm kê khối lượng bồi thường, Chủ đầu tư cử cán bộ trực tiếp tham gia cùng hội đồng để thực hiện kiểm đếm, đo đạc đất đai, cây cối, tài sản bị ảnh hưởng của dự án và cùng tham gia với Hội đồng bồi thường áp giá và lập phương án bồi thường tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Phương án bồi thường sau khi được hoàn thiện sẽ trình cơ quan chức năng của UBND huyện hoặc UBND tỉnh để thẩm định trước khi ra quyết định phê duyệt và chi trả tiền cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng. Họp thẩm định phương án bồi thườngQuản lý chi phí bồi thường GPMB, TĐC là một khâu quan trọng trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trong quá trình thực hiện, Chủ đầu tư cần chú trọng cho kiểm tra, kiểm soát các chi phí thực tế thực hiện có vượt phần vốn đền bù đã được duyệt trong tổng mức đầu tư được duyệt hay không, nếu có khả năng vượt tổng mức thì khẩn trương trình phê duyệt trước khi triển khai thực hiện các bước tiếp theo. Sau khi hoàn thành công tác đền bù, Chủ đầu tư tổng hợp toàn bộ chi phí đền bù trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện quyết toán toàn bộ dự án dung theo quy trình quản lý đầu tư.

Để thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, cũng như kiểm soát được chi phí bồi thường GPMB các dự án, công trình, cần thiết ban hành các quy trình ISO về công tác bồi thường GPMB nhằm hệ thống hóa các quy định của Nhà nước cũng như từng bước thực hiện để từ đó cán bộ làm công tác bồi thường GPMB hiểu và thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn. Các dự án thực hiện, công tác quản lý chi phí bồi thường GPMB được thực hiện tuân thủ các quy định của Nhà nước, giá trị chi tiết về bồi thường GPMB của dự án đều được kiểm tra, tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ bồi thường GPMB chi tiết, phiếu chi và biên bản giao nhận tiền của các hộ gia đình cũng đã được bàn giao đầy đủ cho đơn vị quản lý sử dụng. Đây là cơ sở pháp lý để đơn vị quản lý, sử dụng, giải thích khi có kiến nghị của nhân dân trong quá trình sử dụng.

Xem thêm