Tại Điều 13, nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về Tài khoản giao dịch của đơn vị sự nghiệp như sau: Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ.' Viện chúng tôi là đơn vị sự nghiệp y tế ở tuyến Trung ương, lầ loại hình đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí hoạt động, Viện chúng tôi có một số hoạt động dịch vụ mang lại nguồn thu. Vậy xin được hỏi: các khoản thu dịch vụ này có được mở tài khoản tiền gửi lại Ngân hàng để phản ánh, giao dịch hay không? Tôi đã tham khảo 1 số ý kiến cho rằng 'Các hoạt động dịch vụ của Viện chúng tôi có nguồn gốc hình thành từ ngân sách nhà nước nên không được mở tài khoản tại Ngân hàng để quản lý mà bắt buộc phải quản lý tại kho bạc. Ý kiến này có đúng không? |
Trả lời: |
Ngày 17/11/2011, Bộ Tài chình đã ban hành Thông tư số 164/2011/TT-BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước (thay thế Thông tư số 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006) và có hiệu lực từ ngày 01/01/2012, trong đó, quy định nguyên tắc quản lý thu, chi bằng tiền mặt đối với các đơn vị giao dịch như sau: “Khi thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thì các đơn vị giao dịch phải thanh toán bằng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, trừ trường hợp khoản chi có giá trị nhỏ không vượt quá 5 triệu đồng đối với một khoản chi”. Trong câu hỏi của bạn đọc không nêu rõ nội dung cụ thể của khoản chi các đề tài nghiên cứu khoa học cho các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ có mở tài khoản tại ngân hàng (hoặc Kho bạc Nhà nước) không, giá trị của khoản chi nên không thể khẳng định khoản chi đó có được phép chi trả bằng tiền mặt hay không. Đề nghị bạn đọc tham khảo Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 để đối chiếu việc thực hiện tại đơn vị có đúng quy định không?./. |