Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đất đai năm 2013. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới về chính sách đất đai nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều so với Luật Đất đai năm 2003. Đây là Dự án Luật được chuẩn bị công phu, nghiêm túc trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá thực tiễn quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003, nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế phù hợp; đồng thời đã thể chế hóa đầy đủ quan điểm, định hướng đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai theo tình thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đa số tầng lớp nhân dân.
Cụ thể nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất đai 2003 như sau:
Chương I
Những quy định chung
Những quy định chung
Chương này gồm có 12 điều (Từ Điều 1 đến Điều 12), quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, sở hữu đất đai, người sử dụng đất, nguyên tắc sử dụng đất, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý, khuyến khích đầu tư vào đất đai, phân loại đất, căn cứ để xác định loại đất và những hành vi bị nghiêm cấm.
• Tại chương này (Điều 4) tiếp tục quán triệt tư tưởng xuyên suốt, nhất quán về sở hữu đất đai trong Luật, phù hợp với Hiến pháp, đó là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do do Nhà nước là đại điện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
• Trong chương này (Điều 3) có đưa 30 khái niệm, giải thích từ ngữ (đưa ra khỏi Luật hiện hành 7 khái niệm, gồm: hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính, bản đồ hành chính, hồ sơ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai; chuyển 21 khái niệm từ luật hiện hành sang - giữ nguyên hoặc có chỉnh sửa; thêm 9 khái niệm mới: quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại, hệ thống thống tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, tổ chức kinh tế, đất để xây dựng công trình ngầm, hộ gia đình sử dụng đất và hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp) để giúp cho việc hiểu và áp dụng Luật một cách thống nhất;
Trong đó lưu ý lần đầu tiên có khái niệm hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
• Cũng tại chương này, có sự thay đổi về cách phân loại đối với một số loại đất (Điều 10):
- Đất trồng cây hàng năm: Bỏ loại đất cỏ dùng cho chăn nuôi.
- Đất nông nghiệp khác: Chỉ tính đất có xây dựng công trình để trồng trọt, chăn nuôi, ở cả đô thị và nông thôn;
+ Thêm đất trồng hoa, cây cảnh;
+ Bỏ đất xây dựng không để trồng trọt, chăn nuôi trong các trạm, trại nghiên cứu và cơ sở ươm tạo cây giống, con giống; bỏ nhà kho của dân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp khác: Bỏ công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bầy tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật và các công trình xây dựng khác của tư nhân; đất xây dựng công trình để trồng trọt, chăn nuôi.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
+ Tách đất khu công nghiệp thành 3 loại: khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất;
+ Tách đất cơ sở sản xuất kinh doanh thành 2 loại: đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất.
- Đáng chú ý là phân loại đất công trình công cộng và công trình sự nghiệp, trước đây đất xây dựng công trình sự nghiệp được gộp chung với đất trụ sở cơ quan thì nay đất công trình sự nghiệp được tách thành loại riêng, trong đó đất để xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao theo luật hiện hành được gọi là đất công trình công cộng thì nay các loại đất này được gộp với đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp thành đất xây dựng công trình sự nghiệp. Việc phân loại đất này có liên quan đến chế độ sử dụng đất được quy định, trình bày ở phần sau.
• Về những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 12): Luật quy định cụ thể hành vi "sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với có quan Nhà nước có thẩm quyền" là bị cấm. Đối chiếu với quy định này thì các giao dịch ngầm, các trường hợp mua bán viết tay, không thông qua chính quyền đều được coi là hành vi bị cấm, hành vi vi phạm pháp luật…
Chương II
Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai
Quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai
Đây là chương mới, lần đầu tiên Luật Đất đai đã dành một chương riêng với 16 điều (từ Điều 13 đến Điều 28) để quy định về quyền và trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai.
• Quy định cụ thể về 08 quyền của Nhà nước đại diện chủ sở hữu về đất đai như: quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quyết định mục đích sử dụng đất, quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất, quyết định giá đất, quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, quyết định chính sách tài chính về đất đai, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ Điều 13 đến Điều 20); việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai (Điều 21).
• Nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Điều 22): Ngoài 13 nội dung theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có bổ sung các nội dung sau đây:
+ Điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;
+ Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
+ Giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
Việc bổ sung các nội dung trên đây khẳng định công tác quản lý nhà nước về đất đai cần thiết phải phát triển cả chiều sâu và chiều rộng để đảm bảo quản lý chặt chẽ và khai thác tốt nhất quỹ đất cho các mục đích phát triển.
• Quy định cụ thể về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất (Điều 26) như bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp; cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện theo quy định; bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi theo quy định; có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.
• Quy định trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 27). Cụ thể: Nhà nước có chính sách về đất ở, đất sinh hoạt chung của cộng đồng đồng bào dân tộc thiệu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng; có chính sách tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp.
• Bổ sung vào Luật quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân (Điều 28). Theo đó, Nhà nước có các trách nhiệm cụ thể sau đây:
+ Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân;
+ Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc hệ thống thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân, trừ những thông tin thuộc bí mật theo quy định của pháp luật.
+ Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai cho tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.
+ Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong quản lý, sử dụng đất đai có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Đây là những quy định rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhu cầu về thông tin đất đai để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của các tổ chức và cá nhân.
Chương III
Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai
Địa giới hành chính và điều tra cơ bản về đất đai
Đây là chương mới, gồm có 6 điều (từ Điều 29 đến Điều 34, quy định về 5 vấn đề: Địa giới hành chính; bản đồ hành chính; bản đồ địa chính; điều tra, đánh giá đất đai và thống kê, kiểm kê đất đai. Luật sửa đổi đã bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai để phục vụ cho KTXH mà Luật Đất đai năm 2003 chưa có quy định cụ thể.
Nội dung quy định về địa giới hành chính; bản đồ hành chính; lập bản đồ địa chính và thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ cơ bản được kế thừa như quy định của Luật hiện hành. Có sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:
• Về lập, chỉnh lý bản đồ địa chính (Điều 31): có bổ sung thêm 2 nội dung gồm:
- Việc chỉnh lý bản đồ địa chính và trách nhiệm của địa phương trong việc chỉnh lý bản đồ.
- Việc chỉnh lý bản đồ địa chính và trách nhiệm của địa phương trong việc chỉnh lý bản đồ.
- Điều kiện hành nghề đo đạc địa chính (thực hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
• Điều tra, đánh giá đất đai là nội dung mới của Luật (Điều 32 và 33), quy định 3 vấn đề:
- Quy định các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
- Nội dung điều tra, đánh giá đất đai
- Tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai,
• Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (Điều 34): có sửa đổi bổ sung 3 điểm:
- Bổ sung quy định việc kiểm kê đất đai chuyên đề: công việc này không thực hiện định kỳ mà thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ quản lý đất đai từng thời kỳ, được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Sửa đổi quy định về báo cáo, công bố kết quả: Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê, kiểm kê đất đai.
Nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 (P1)
Nội dung đổi mới của Luật Đất đai năm 2013 (P1)