(Nguồn Chinhphu.vn) - Theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài một số sở đặc thù như Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, có thể tổ chức cơ quan chuyên môn đặc thù khác khi thật cần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước ở địa phương.
Ảnh minh họa |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có hiệu lực từ ngày 20/5/2014, thay thế Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định 16/2009/NĐ-CP.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh gồm có sở và cơ quan ngang sở (gọi chung là sở).
Đảm bảo không chồng chéo chức năng
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh gồm có sở và cơ quan ngang sở (gọi chung là sở).
Đảm bảo không chồng chéo chức năng
Theo Nghị định mới ban hành, việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phải bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của UBND cấp tỉnh và sự thống nhất, thông suốt, quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở; tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả, tổ chức sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; không nhất thiết ở Trung ương có bộ, cơ quan ngang bộ thì cấp tỉnh có tổ chức tương ứng.
Đồng thời, phải đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đặt tại địa phương.
Nghị định quy định: Sở là cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Sở có nhiệm vụ trình UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao. Sở có nhiệm vụ trình Chủ tịch Ủy UBND cấp tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Ngoài ra, Sở còn giúp UBND cấp tỉnh quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc UBND xã; quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo hướng dẫn chung của bộ quản lý ngành, lĩnh vực và theo quy định của UBND cấp tỉnh....
Văn phòng UBND cấp tỉnh có Cổng Thông tin điện tử
Cơ cấu tổ chức của sở thuộc UBND cấp tỉnh gồm có: Văn phòng; thanh tra; phòng chuyên môn, nghiệp vụ; chi cục; đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 13/2008/NĐ-CP hiện đang được áp dụng chỉ quy định các sở không nhất thiết phải có chi cục và tổ chức sự nghiệp. Còn theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP thì ngoài 2 đơn vị trên, các sở cũng không nhất thiết phải có cơ quan thanh tra.
Riêng Văn phòng UBND cấp tỉnh có Cổng Thông tin điện tử. Đây cũng là một trong những điểm mới của Nghị định 24/2014/NĐ-CP.
Cơ cấu tổ chức của sở thuộc UBND cấp tỉnh gồm có: Văn phòng; thanh tra; phòng chuyên môn, nghiệp vụ; chi cục; đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 13/2008/NĐ-CP hiện đang được áp dụng chỉ quy định các sở không nhất thiết phải có chi cục và tổ chức sự nghiệp. Còn theo Nghị định 24/2014/NĐ-CP thì ngoài 2 đơn vị trên, các sở cũng không nhất thiết phải có cơ quan thanh tra.
Riêng Văn phòng UBND cấp tỉnh có Cổng Thông tin điện tử. Đây cũng là một trong những điểm mới của Nghị định 24/2014/NĐ-CP.
Thành lập sở đặc thù khi thật cần thiết
Cũng giống như Nghị định 13/2008/NĐ-CP, Nghị định mới ban hành quy định 17 sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND.
Cũng giống như Nghị định 13/2008/NĐ-CP, Nghị định mới ban hành quy định 17 sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương gồm: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND.
Bên cạnh đó còn có các sở đặc thù được tổ chức ở một số địa phương như Sở Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch Kiến trúc.
Ngoài 3 sở đặc thù trên, Nghị định 24/2014/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: Cơ quan chuyên môn đặc thù khác chỉ được tổ chức khi thật cần thiết, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước ở địa phương. Căn cứ tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định, UBND cấp tỉnh xây dựng đề án thành lập cơ quan chuyên môn đặc thù khác, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định lĩnh vực đặc thù, tiêu thí thành lập cơ quan chuyên môn về một số lĩnh vực đặc thù khác.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quy định lĩnh vực đặc thù, tiêu thí thành lập cơ quan chuyên môn về một số lĩnh vực đặc thù khác.
Phương Nhi