Vừa qua, Chính Phủ vừa ban hành một loạt các Nghị định mới nhằm hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao Động năm 2012 và Luật Công Đoàn năm 2012, cụ thể bao gồm như sau:
Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
Nghị định gồm 16 Điều quy định quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động như: hướng dẫn, tư vấn cho người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động; đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; tổ chức và lãnh đạo đình công… Nghị định còn quy định quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên; trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan…
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013./.
Nghị định 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động
Nghị định quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu.
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động và các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ 1/7/2013./.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ 1/7/2013./.
Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính Phủ: Quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Theo Nghị định này, số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần thì số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày.
Và ,thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập cán bộ công đoàn không chuyên trách cũng được tính là thời gian làm việc
Nghị định có hiệu lực từ 01/07/2013
Nghị định 46/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về tranh chấp lao động.
Nghị định quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động; việc hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong trường hợp hoàn, ngừng đình công.
Theo Nghị định, hòa giải viên lao động phải đạt các tiêu chuẩn: là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án; am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan; có 3 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013.
Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lao Động và Tiền Lương.
Ngày 14 tháng 5 năm 2013, Chính Phủ ban hành Nghị định 49/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 92; nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Lao động.
Theo Nguyên tắc tắc xây dựng định mức lao động quy định tại Điều 8, Nghị định số 49/2013/NĐ-CP thì:
♣ Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.
Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. Các quy định tại Nghị định này được áp dụng từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.