Ngoài những tiêu chí quan trọng như bề rộng mặt đường, hay bề rộng nền đường tối thiểu để đảm bảo tuyến đường đưa vào sử dụng cho ô tô lưu thông bình thường, một yếu tố cực kỳ quan trọng phải kể đến đó là bán kính đường cong nằm tối thiều.
Với những đường dân sinh, thi công tự phát thì 2 tiêu chí bề rộng mặt và nền luôn quan tâm nhưng đường cong nằm tối thiểu sẽ "vô tình" thực hiện vì để khối lượng đào đắp ít nhất, tiết kiệm nhân công, ca máy nhất nhưng vẫn phải đảm bảo qua đoạn đường cong không bị mắc... Như vậy bán kính đường cong nằm tối thiểu vô tình được hình thành trong quá trình thi công.
Một số yếu tố trong tam giác sử dụng Định lý cos được dùng để tìm, xem tại đây (trường hợp biết tọa độ 3 đỉnh của tam giác).
Các điểm cơ bản của đường cong chưa đủ để xác định vị trí của đường cong ngoài thực địa khi đường cong dài, trải qua nhiều địa hình, địa vật; Cần phải bố trí thêm một số điểm chi tiết có khoảng cách đều nhau, có thể là 5, 10, 15 hoặc 20m tuỳ thuộc vào bán kính cong và chiều dài dây cung. Hiện nay, có một số phương pháp xác định các điểm chi tiết của đường cong có độ tin cậy đảm bảo.
Các phương pháp xác định tim, tuyến cong của đường và công trình
Sử dụng máy toàn đạc điện tử để ra cọc chi tiết như sau:
Đặt máy toàn đạc điện tử (Topcon) tại điểm (TĐ) cách đỉnh của đường cong T trên tuyến đường, giả sử điểm này có tọa độ là (0,0), còn điểm định hướng là điểm đỉnh của đường cong ( T, 0). Trình tự các bước thao tác bố trí điểm chi tiết như sau:
Bước 1: Nhập tọa độ điểm trạm máy
MENU – F2(Layout) – F3(SKIP) – F1(OCC.PT INPUT) – F3(NEZ) – F1(INPUT) nhập tọa độ trạm máy rồi ấn F4(ENTER)– F1(INPUT) nhập chiều cao máy rồi ấn F4(ENTER)
Bước 2: Nhập tọa độ điểm đinh hướng
F2(BACKSIGHT) – F3(NE/AZ)-F1(INPUT)– Ngắm vào điểm định hướng nhập tọa độ của điểm định hướng rồi ấnF4(ENTER) rồi F3(YES)
Bước 3: Nhập tọa độ điểm cần bố trí
F3(LAYOUT) – F3(NEZ) – F1(INPUT) nhập tọa độ, sau khi nhập xong ấn F4(ENTER) –F1(INPUT) nhập chiều cao gương(R.HT) rồi ấn F4(ENTER) – ấn F1(ANGLE) rồi quay ngang máy đến khi dHR=0 – ấn F1 ( DIST ) rồi chạy gương sao cho máy bắt được gương. Nhìn màn hình nếu dHD<0 thì dịch gương ra xa máy đến khi dHD=0, nếu dHD>0 thì dịch gương lại gần máy cho đến khi dHD=0. Như vậy là đã bố trí xong một điểm. Sau đó nhấn F4(NEXT) để bố trí các điểm tiếp theo.
Kinh nghiệm thi công đối với đường cấp thấp, dân sinh không khảo sát thiết kế cho thấy khi máy xúc đào mở cua - đoạn đường cong, ít khối lượng nhất mà máy có thể đi lại qua lại dễ dàng là được. Đối với đường theo cấp quy định, thi công nền, khuôn được kiểm soát chặt chẽ bởi quá trình đo đạc theo thiết kế, tuy nhiên quá trình thi công thực tế bằng máy san tạo nền đường, khuôn đường, thấy máy san chạy chưa trơn tru... là đường cong có vấn đề. Tóm lại việc bố trí đảm bảo yêu cầu tối thiểu đường cong năm trong thiết kế đường là tối quan trọng, nhất là những tuyến đường miền núi.