Bài viết nhấn mạnh vai trò của các tuyến đường giao thông nông thôn và giao thông nông thôn ở các quốc giao đang phát triển. Dựa trên kinh nghiệm của Kerala giải thích việc quan tâm đến 2 vấn đề nêu trên để cải thiện điều kiện kinh tế ở nông thôn Ấn Độ và giảm di cư tới các thành phố.
Giao thông nông thôn Ấn Độ |
Tầm quan trọng của giao thông nông thôn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và xã hội rất rõ ràng, 3/4 số dân của Ấn Độ 960 triệu người, khoảng 720 triệu sống ở 6 vùng, với mật độ dân số giữa các vùng chênh nhau là 800 và 5000 dân/km2. Mặc dù qua trình đô thị hóa làm giảm tỷ lệ tăng dân số nông thôn, nhưng số dân nông thôn vẫn ngày càng tăng. Ví dụ, trong thập niên 1981-1991 dân số nông thôn tăng 100 triệu. Số lượng lớn của 300 triệu người sống dưới mức ngèo khổ và 30 triệu người khuyết tật ở khu vực nông thôn. 50% dân số nông thôn mù chữ. Ít nhất 50% không được tiếp cận nước sạch, trường học và trạm cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đầy đủ đường giao thông nông thôn sẽ cải thiện các điều kiện này.
Một trạng thái ảm đạm của vấn đế vẫn tiếp tục ngay cả khi chính phủ đầu tư lớn cho phát triển nông thôn, xóa đói giảm ngèo và tạo việc làm. Chỉ 15% trong tổng số 20.000 triệu rupee phân bổ thường xuyên và các khoản phân bổ theo nhiều đề án khác nhau mang lại hiệu quả cho cho các đối tượng thụ hưởng. Việc tăng cường phân bổ cho phát triển nông thôn bằng các kế hoạch 5 năm liên tiếp đã không cải thiện được tình hình. Chỉ có hệ thống giao thông nông thôn (HTGTNT) hiệu quả mới cho phép mọi người tận dụng lợi thế đầu tư lớn cho phát triển giao thông nông thôn.
Thiếu cơ sở hạ tầng
Sự phát triển phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng đồng bộ như năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc, cấp thoát nước. Ngoài ra còn các dịch vụ thiết yếu như trường học, trạm xá, ngân hàng nông thôn, các hợp tác xã, chợ, các ban quản lý, điều hành... những yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển cân bằng, ổn định. Phát triển nông thôn không đạt được hiệu quả là do thiếu các yếu tố ban đầu là như vậy.
Giao thông nông thôn - Ưu tiên thấp
Nếu hệ thống giao thông nông thôn thích hợp, đồng bộ được đầu tư, nó sẽ có chức năng như một chất xúc tác hỗ trợ và là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển nông thôn và mang lại công bằng xã hội. Nhưng hệ thống giao thông hiện tại không đáp ứng yêu cầu, do đó không thể đảm nhận được vài trò quan trọng. Theo Ủy ban chính sách và giao thông vận tải (NTPC) các tuyến đường đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết (FWR) chỉ chiếm 55%. Để lưu thông được trong mọi điều kiện thời tiết (4 mùa) chính phủ phải đầu tư theo thứ tự 30.000 triệu rupee, kinh phí đó vượt quá ưu tiên của chính phủ để đầu tư. Chính giao thông vận tải được chính phủ ưu tiên thấp. Hệ thống giao thông vận tải vẫn lạc hậu. Đường đi lại được trong mọi điều kiện thời tiết sẽ mang đến sự kết nối và lưu thông.
Ấn độ có diện tích và dân số lớn, dân cư phân tán, người dân nông thôn còn nghèo nàn, lạc hậu, hoạt động giao thương thấp không đủ khuyến khích thu hút đầu tư các khoản đầu tư lớn cho giao thông nông thôn.
Điều kiện tồi tệ của tất cả các đường giao thông Ấn Độ được biết đến. Các chuyên gia đã ước tính đất nước này mất hàng tỷ rupee do lãng phí xăng dầu, hao mòn phương tiện, tai nạn, chậm chễ... tai nạn giao thông ở Ấn Độ hơn ở Mỹ, mặc dù ít hơm 100 lần số lượng xe. Giải pháp nằm ở việc tư nhân hóa xây dựng, lắp đặt và bảo trì hệ thống giao thông đường bộ.
Còn nữa...
(Nguyễn Văn Bách dịch từ N. S. Ramaswamy
CARTMAN, 870, 17E Main, Koramangala, Bangalore 560 095, India)