Tại Điều 55 Luật Xây dựng 2014 có quy định về nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có:
– Thiết kế của bản vẽ thi công, có thiết kế công nghệ (nếu có) và có dự toán xây dựng.
– Những nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, về mục tiêu xây dựng, về địa điểm xây dựng, về diện tích sử dụng đất, về quy mô, về công suất, về cấp công trình, về giải pháp thi công xây dựng, về an toàn xây dựng, về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, về bố trí kinh phí thực hiện, về thời gian xây dựng, về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Theo quy định trên, thì hồ sơ báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng bao gồm có các loại giấy tờ sau:
– Thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế công nghệ (nếu có);
– Dự toán xây dựng;
– Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư;
– Thuyết minh về mục tiêu xây dựng;
– Thuyết minh về địa điểm xây dựng;
– Thuyết minh về diện tích sử dụng đất;
– Thuyết minh về quy mô;
– Thuyết minh về công suất;
– Thuyết minh về cấp công trình;
– Thuyết minh về giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng;
– Thuyết minh về phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường;
– Thuyết minh về bố trí kinh phí thực hiện;
– Thuyết minh về thời gian xây dựng;
– Thuyết minh về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Tại khoản Điều 52 Luật Xây dựng 2014 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng có quy định về các trường hợp phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó trừ trường hợp là người quyết định đầu tư mà có yêu cầu về lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, thì các dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.