Công tác khảo sát được thực hiện cùng với công tác thiết kế ngoài hiện trường
1.1. Khảo sát địa hình
a) Các nội dung thực hiện
- Phóng tuyến định đỉnh và đo đạc, tính toán bình sai tọa độ các đỉnh tuyến.
- Đóng cong và đo mặt cắt dọc tim tuyến.
- Đo các mặt cắt ngang.
- Đo bình đồ tuyến.
b) Công nghệ áp dụng
- Máy toàn đạc điện tử SET - 3100 và gương chùm đặt trên giá 3 chân;
- Máy thuỷ bình Leica Na720 và mia gỗ 3m
- Máy kinh vĩ THEO - 020 và mia gỗ 3 mét
c) Cách thức triển khai
- Chia thành tổ: 2 tổ phóng tuyến, đóng cọc chi tiết, đo cắt dọc, 1 tổ đo cắt ngang, bình đồ và các hạng mục khác.
- Công tác khảo sát đo vẽ địa hình tuyến và các công trình trên tuyến được thực hiện theo đúng Đề cương Khảo sát, tiêu chuẩn ngành 96TCN 43-90 và phương án kỹ thuật đã được duyệt, đáp ứng đúng tiến độ đề ra.
1.2. Khảo sát địa chất
a) Các nội dung thực hiện
Khảo sát địa chất công trình dọc tuyến bằng các công trình khoan đào lấy mẫu thí nghiệm kết hợp với đo vẽ ĐCCT.
Thí nghiệm trong phòng xác định các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá.
- Đo vẽ địa chất công trình dọc tuyến.
- Khoan đào thăm dò dọc tuyến mỗi km 1 lỗ khoan hoặc hố đào.
- Lấy mẫu thí nghiệm tại các hố đào, mỗi hố đào lấy 1 mẫu thí nghiệm.
b) Thời gian: Thời gian thực hiện cùng công tác khảo sát địa hình.
c) Công nghệ áp dụng
- Sử dụng các thiết bị khoan thông thường kết hợp với đào thủ công.
d) Cách thức triển khai
- Chia thành hai tổ, thực hiện từ hai điểm đầu, cuối về trung tuyến.
e) Kết quả thu được
· Đặc điểm địa hình địa mạo khu vực: Nhận định theo thực tế
· Đặc điểm địa chất công trình: Kết hợp kết quả khảo sát đo vẽ ĐCCT dọc tuyến và tài liệu khoan đào lấy mẫu thí nghiệm.
· Địa chất thuỷ văn.
· Các hiện tượng địa chất động lực: Hiện tượng Karst; hiện tượng rửa trôi, bào mòn; khả năng xảy ra động đất (Theothang MSK - 64).
2. Công tác thiết kế
2.1. Công tác thiết kế ngoài hiện trường, chỉnh lý và bám sát thực địa: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cơ sở, bản đồ địa hình 1/50.000 xác định sơ bộ các điểm khống chế ngoài hiện trường, từ đó có các phương án chỉnh lý, thả dốc phù hợp với địa hình thực tế. Tiến hành khảo sát các đường định tuyến theo phương án cắt dọc đi thấp, đi cao, kết hợp. Lựa chọn phương án đi cao để giảm đào, đắp, ổn định công trình.
Triển khai khảo sát chi tiết bình đồ, cắt dọc, cắt ngang theo phương án lựa chọn. Thiết kế tại hiện trường và chỉnh lý cục bộ để đưa ra kết quả thiết kế tối ưu.
2.2. Công tác thiết kế trong phòng
Bình diện tuyến đường được thiết kế đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế theo các quy phạm hiện hành, đảm bảo quá trình vận hành xe an toàn, êm thuận, đảm bảo giảm thiểu khối lượng nền mặt đường và các công trình phụ trợ khác.
Trường hợp địa hình khó khăn, độ dốc lớn, nên thiết kế tuyến trên cơ sở hạ cao độ đỉnh, đồng thời đảm bảo hài hòa các yếu tố đường cong bằng, độ dốc dọc, và tính ổn định của công trình.
Trên những đoạn đường cong quay quanh núi, việc thiết kế bình diện của tuyến đường còn xem xét việc đào bạt núi để vừa đảm bảo tầm nhìn vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Nguyên tắc thiết kế đường cong:
- Đảm bảo các yêu cầu khác về bình diện như bán kính, bố trí đoạn chuyển siêu
cao, chiều rộng nền đường...
- Đảm bảo bán kính cong, khối lượng bạt tầm nhìn không quá lớn.
Trong quá trình thiết kế, TVTK đã nghiên cứu rất chi tiết bình diện các đoạn đào sâu, đắp cao và đảm bảo thuận lợi trong quá trình thi công.
Khi tiến hành thiết kế bình diện và cắt dọc đoạn tuyến , TVTK nên xem xét chi tiết tới việc đảm bảo điều kiện thuận lợi khi tuyến đường được nâng cấp, cải tạo trong tương lai.
Điều kiện khó khăn, trắc dọc được thiết kế trên nguyên tắc hạ cao độ đỉnh đèo rất nhanh, độ dốc dọc sử dụng tương đối gắt (imax = 8%, những đoạn khó khăn cho phép imax = 9%), những vị trí có đường cong nhỏ R < 50 có xét đến chiết giảm độ dốc dọc. Ngoài ra cứ 2km bố trí một đoạn dốc nghỉ i < 2,5% có chiều dài tối thiểu 75m.
Kết hợp hài hoà giữa các yếu tố bằng và các yếu tố đứng, đảm bảo tính ổn định nền mặt đường, và các công trình trên tuyến (cầu, cống), đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế theo các quy phạm hiện hành, đảm bảo êm thuận trong quá trình vận hành xe, đảm bảo giảm thiểu khối lượng đào đắp cũng như khối lượng các công trình phụ trợ.
Thông thường mực nước thiết kế được tính toán với tần suất 4% và thiết kế theo (TCVN 4054 - 2005), đối với nền đường trong đường cong bố trí siêu cao và mở rộng. Mở rộng nền đường khi mở rộng mặt đường. Thông thường các đoạn cong được bố trí mở rộng nền, mặt đường về phía bụng, còn những trường hợp do địa hình hạn chế để đảm bảo giảm khối lượng đào đắp, giảm khối lượng kè, tường chắn có thể mở lưng hay mở đều cả 2 bên.
2.3. Thiết kế các công trình cầu cạn
Đây là tuyến đi qua vùng địa hình đặc biệt khó khăn, đi qua các dãy núi cao bị
phân cách mạnh bởi các thung khe sâu, dốc ngang lớn, đặc trưng địa hình có dạng
chân chim. Để vượt qua các khe sâu, tránh đắp cao, đào sâu, TVTK sử dụng các cầu
cạn vượt địa hình đảm bảo công trình bền vững, tăng cường an toàn giao thông và mỹ
quan tuyến đường.
3. Các bài học kinh nghiệm:
- Thu thập các loại bản đồ khu vực có thể có, nghiên cứu kỹ trong văn phòng.
- Đối chiếu thực địa các vị trí khống chế sơ bộ và lên phương án tuyến, kế hoạch
khảo sát.
- Tiến hành thiết kế ngoài hiện trường, phối hợp chặt chẽ với khảo sát để điều chỉnh các vị trí cục bộ cho phù hợp và có phương án thiết kế tối ưu.
- Trong quá trình thi công, thực hiện công tác giám sát tác giả thường xuyên (thường trực), cùng với các bên liên quan phối hợp xử lý, điều chỉnh giải pháp thiết kế phù hợp với thực tế hiện trường.
- Áp dụng các phương pháp, công nghệ mới về bền vững hoá công trình để nghiên cứu và tư vấn cho chủ đầu tư đưa ra các quyết định phù hợp về mặt kinh tế kỹ thuật đảm bảo hiệu quả công trình.
Nguyễn Bách sưu tầm