Thủ tục đầu tư (Phần III)

NGUYỄN VĂN BÁCH
6/17/2012


CHƯƠNG V. CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI BỔ SUNG CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG


Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mà tổ chức đào tạo nghề cho lao động có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Lâm Đồng để sử dụng thì được tỉnh hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho công nhân theo Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng, cụ thể như sau:

1. Được hỗ trợ 30% kinh phí tự tổ chức đào tạo nghề lần đầu đối với đào tạo nghề phổ thông.

2. Được hỗ trợ 50% kinh phí tự tổ chức đào tạo nghề từ bậc 2 trở lên.

3. Gửi lao động đi học nghề trong nước với số lượng từ 10 lao động trở lên/năm và thời gian đào tạo từ 01 tháng trở lên, đều được hỗ trợ kinh phí đào tạo với mức hỗ trợ từ 90.000 - 200.000 đồng/người/tháng tùy theo ngành nghề, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 01 tháng và tối đa không quá 24 tháng.

CHƯƠNG VI. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ


1. Việc xây dựng các công trình phục vụ cho du lịch trong rừng đặc dụng
a) Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
Được lập các tuyến đường mòn, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp phục vụ du lịch sinh thái. Tuyệt đối không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng. Tuyến đường mòn quy định có chiều rộng tối đa không quá 1,5 m. Trong xây dựng không được có những hành vi xâm hại đến sinh cảnh sống của những loài động vật.
b) Trong phân khu phục hồi sinh thái:
Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái:
- Tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc có mái che, 15% còn lại được xây dựng công trình hạ tầng không có mái che.
- Tối đa là 15% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng đối với diện tích thuê lớn hơn 50 ha, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% còn lại được xây dựng công trình hạ tầng không có mái che.
- Phần diện tích được thuê để xây dựng các công trình hạ tầng phải được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ngoài thực địa, thông qua hệ thống biển báo.
c) Trong phân khu dịch vụ - hành chính, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học:
- Được xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ cho việc quản lý, nghiên cứu khoa học và tổ chức các hoạt động du lịch.
- Tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích.
2. Việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ:
a) Xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng phòng hộ:
- Nếu không có sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp:
Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái:
+ Tối đa là 20% tổng diện tích được thuê rừng phòng hộ đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe.
+ Tối đa là 15% tổng diện tích được thuê rừng phòng hộ đối với diện tích thuê lớn hơn 50 ha, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe.
- Nếu có sản xuất nông ngư nghiệp kết hợp kinh doanh du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng trên phần diện tích không có rừng thì diện tích cả hai loại không vượt quá 20% diện tích đối với những khu vực phòng hộ đầu nguồn, chắn gió.
b) Sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ.
- Không được sản xuất kết hợp nông nghiệp, ngư nghiệp ở những vùng phòng hộ rất xung yếu; đỉnh núi; trong phạm vi 30 m ven sông, suối hoặc những nơi có độ dốc trên 30 độ.
- Được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu trong rừng phòng hộ nhưng không được làm ảnh hưởng khả năng phòng hộ của rừng.
- Được sử dụng đất không có rừng trong khu rừng phòng hộ để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất.
a) Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp:
Được sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích rừng và đất trồng rừng được giao, được thuê theo quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
- Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch trong rừng Nhà nước giao, cho thuê.
- Về tỷ lệ diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong rừng sản xuất.
+ Nếu không có sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp:
Được xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ cho tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch. Tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích để phục vụ du lịch.
+ Nếu có sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trên phần diện tích không có rừng thì diện tích cả 2 loại không vượt quá 25% diện tích.
4. Việc xây dựng các công trình thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao trong các loại rừng được áp dụng như quy định cho các công trình du lịch, dịch vụ du lịch tại các khoản 1, 2, 3 điều này.
5. Tất cả diện tích xây dựng của các dự án phải sử dụng triệt để đất trống, hạn chế đến mức tối đa việc chặt cây rừng. Những khu vực đất trống không bố trí xây dựng công trình phải trồng rừng hoặc các loại cây khác có tác dụng tôn tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
6. Căn cứ tỷ lệ đất lâm nghiệp được thỏa thuận chuyển đổi sang đất chuyên dùng, khi tiến hành đầu tư, chủ dự án phải lập hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng rừng, chuyển mục đích sử dụng đất trình UBND tỉnh quyết định (hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định) theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đất đai.


Nhà nước giao đất, giao rừng có thời hạn và thu tiền sử dụng đất, thu tiền sử dụng rừng; cho thuê đất, cho thuê rừng, như sau:
1. Cho thuê đất, cho thuê rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ cảnh quan môi trường Đà Lạt, vùng đệm của Vườn quốc gia và rừng sản xuất có thời hạn để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái rừng.
2. Giao đất, giao rừng sản xuất thu tiền sử dụng đất, tiền sử dụng rừng để thực hiện dự án kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái rừng.
3. Cho thuê đất trả tiền hàng năm đối với đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh quyết định bảo vệ nghiêm ngặt để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ.
4. Cho thuê sông ngòi, kênh, rạch, suối, mặt nước chuyên dùng trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.
5. Thời hạn giao đất, giao rừng, cho thuê đất, cho thuê rừng, cho thuê mặt nước chuyên dùng phù hợp với thời gian thực hiện dự án nhưng không quá 50 năm hoặc 70 năm, do UBND tỉnh quyết định theo quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.


Hạn mức giao đất, cho thuê đất áp dụng đối với các dự án kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trên diện tích đất lâm nghiệp được xem xét cụ thể trên tổng mức đầu tư của từng dự án:
a) Hạn mức giao đất, cho thuê đất dưới 20 ha đối với các dự án có vốn đầu tư dưới 50 tỷ đồng;
b) Hạn mức giao đất, cho thuê đất từ 20 ha đến 50 ha đối với các dự án có vốn đầu tư từ 50 đến 100 tỷ đồng;
c) Hạn mức giao đất, cho thuê đất từ 50 ha trở lên đối với các dự án có vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng nhưng không được thấp hơn 2 tỷ đồng/ha.


1. Tất cả các công trình, hạng mục được triển khai dưới tán rừng đều phải phù hợp với quy hoạch, thiết kế cơ sở (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) theo dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án đăng ký đầu tư. Việc xây dựng công trình phải tận dụng địa hình, hạn chế san gạt làm thay đổi địa hình tự nhiên.
2. Các công trình có mái che của các dự án có độ cao tối đa là 2,5 tầng (không kể tầng hầm), trừ một số công trình dịch vụ phục vụ dự án hoặc công trình tạo điểm nhấn kiến trúc (sẽ được xem xét cụ thể của từng dự án).


Nhà nước giao đất, giao rừng có thời hạn và thu tiền sử dụng đất, thu tiền sử dụng rừng; cho thuê đất, cho thuê rừng trả tiền thuê đất, tiền thuê rừng hàng năm như sau:
1. Giao đất nông nghiệp, cho thuê đất nông nghiệp đất đối với quỹ đất công do Nhà nước quản lý để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông lâm nghiệp.
2. Cho thuê rừng, đất rừng thuộc rừng phòng hộ, rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp.
3. Giao rừng, đất rừng thuộc rừng sản xuất thu tiền sử dụng đất, tiền sử dụng rừng để thực hiện dự án đầu tư sản xuất lâm nghiệp.
4. Nhà đầu tư được thực hiện các loại dự án lâm nghiệp theo phương thức trồng rừng kinh tế, sản xuất nông lâm kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng theo nội dung dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng ký đầu tư.
5. Mức đầu tư tối thiểu là 70 triệu đồng/ha đối với dự án sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi và 200 triệu đồng/ha đối với dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.


Các dự án sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày, rau, hoa chất lượng cao nằm trong vùng quy hoạch mà không thuộc quỹ đất nhà nước quản lý; nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân thuê đất, liên doanh liên kết với người đang sử dụng đất theo hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thỏa thuận đền bù để thực hiện dự án.


1. Nhà nước giao đất, cho thuê đất để nhà đầu tư làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh.
2. Thời hạn giao đất, cho thuê đất theo dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án đăng ký đầu tư nhưng không vượt quá thời hạn quy định tối đa theo Luật Đất đai.
3. Trong các khu công nghiệp, theo điều lệ quản lý của khu công nghiệp.


1. Việc đầu tư hạ tầng (trừ nguồn điện) của các dự án không nằm trong quy hoạch các khu, cụm công nghiệp do nhà đầu tư tự đầu tư.
2. Công trình hạ tầng có thể kết hợp sử dụng chung cho dân cư địa phương thì có thể kết hợp đầu tư bằng nguồn vốn của nhà đầu tư, nguồn vốn Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo thỏa thuận giữa nhà đầu tư và UBND cấp huyện sở tại.
3. Công trình hạ tầng sử dụng công cộng do Nhà nước đầu tư.
4. Công trình hạ tầng trong cụm công nghiệp do Nhà nước đầu tư cho đến chân hàng rào dự án.


1. Khai thác và chế biến khoáng sản là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, phải tuân thủ theo Luật Khoáng sản.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gắn với tài nguyên khoáng sản được cấp phép khai thác. Việc tiêu thụ các sản phẩm khai thác đã qua chế biến thực hiện theo Luật Khoáng sản.


1. Nhà nước cho thuê đất hoặc tạo điều kiện cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án khai thác, chế biến khoáng sản.
2. Nhà máy chế biến khoáng sản nếu đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp thì áp dụng theo các phương thức sử dụng đất của khu, cụm công nghiệp. Nếu nhà máy được đầu tư riêng lẻ và nằm ngoài ranh giới khu mỏ được áp dụng như đất sử dụng vào mục đích sản xuất công nghiệp và đất để khai thác mỏ quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP và theo Luật Khoáng sản.
3. Đối với diện tích khai thác mỏ thì thời hạn sử dụng đất là thời hạn của giấy phép khai thác mỏ nhưng tối đa không quá 30 năm cho thời kỳ đầu và được gia hạn theo quy định của Luật Khoáng sản và Luật Đất đai.


Nhà nước giao đất có thu tiền, cho thuê đất hoặc tạo điều kiện cho nhà đầu tư thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ.
Các công trình thuỷ điện có kết hợp thuỷ lợi, du lịch theo quy hoạch phải thực hiện đúng quy hoạch.


Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư cơ sở hạ tầng đối với những dự án bức xúc, vốn đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh theo các hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (hợp đồng BOT), hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (hợp đồng BTO), hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT).


1. Đường giao thông bên trong các dự án sử dụng đất rừng để làm khu du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái, sản xuất nông lâm nghiệp...là đường giao thông chuyên dùng, được phép thiết kế đường không vào cấp hoặc vào cấp nhưng có châm chước một số yếu tố hình học nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường.
a) Đường cho xe ô tô: Phải thiết kế các cấp đường theo quy định, nhưng được phép châm chước một số yếu tố hình học như: Độ dốc dọc, bán kính cong…hoặc giảm cấp đoạn đi qua địa hình phức tạp, độ dốc lớn hoặc mật độ rừng cao để bảo vệ cảnh quan môi trường; nhưng để đảm bảo an toàn giao thông phải hạn chế tốc độ tối đa và cắm đầy đủ cọc tiêu, biển báo, rào hộ lan theo quy định.
b) Đường không dùng cho xe ô tô: Không đưa vào cấp theo quy định, có thể làm đường theo địa hình, lát đá, sỏi, cuội... dành cho người đi bộ, đi ngựa...
c) Khi thiết kế và thi công đường trong rừng, đất thừa không được đổ sang ta luy âm mà phải thiết kế bãi đổ thích hợp.
2. Các dự án xây dựng đường giao thông mà còn quỹ đất thì phải thực hiện việc bồi thường, giải tỏa mở rộng phạm vi ngoài hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ nhằm tạo quỹ đất xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi đầu tư.


Các công trình thuỷ lợi do nhà nước xây dựng có mục tiêu khai thác du lịch thì được phép xây dựng một số hạng mục phục vụ du lịch nhưng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích thuỷ lợi đã được xác định, phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ công trình, các quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng.


1. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng chung cư phục vụ tái định cư theo các dự án của nhà nước.
2. Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đối với đất để xây dựng chung cư, nhà ở để bán hoặc cho thuê.


Chủ đầu tư dự án xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới có trách nhiệm:
1. Chịu trách nhiệm xây dựng khu tái định cư để tái định cư cho các hộ phải giải phóng mặt bằng trong phạm vi dự án.
2. Giao lại cho chính quyền địa phương 15% diện tích đất ở của dự án đã có hạ tầng và được địa phương thanh toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng.
3. Tiền đền bù, hỗ trợ về đất do Nhà đầu tư ứng trước được trừ vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất nhưng không vượt quá tiền thuê đất, tiền sử dụng đất phải nộp.
4. Nhà đầu tư không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công viên, công trình công cộng sử dụng chung trong phạm vi dự án.


Chủ đầu tư vào các biệt thự thuộc đề án sử dụng hợp lý quỹ biệt thự trên địa bàn thành phố Đà Lạt có trách nhiệm:
1. Phải trả tiền thuê biệt thự và tiền thuê đất trong khuôn viên khu đất có xây dựng biệt thự.
2. Chỉ được thuê biệt thự để kinh doanh, không được sử dụng làm trụ sở doanh nghiệp, văn phòng giao dịch, nhà ở.
3. Chịu kinh phí để tổ chức bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư và được trừ kinh phí bồi thường hỗ trợ vào tiền thuê biệt thự phải nộp hoặc đầu tư xây dựng khu tái định để bố trí tái định cư cho những hộ dân đang ở trong biệt thự.


1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục, thể thao theo chủ trương xã hội hóa.
a) Tùy theo điều kiện cụ thể, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền thuê cơ sở vật chất thuộc sở hữu Nhà nước từ 3 - 5 năm cho các cơ sở bán công chuyển sang hoạt động ngoài công lập và các tổ chức ngoài công lập đầu tư vào cơ sở công lập theo chủ trương xã hội hóa;
b) Nhà nước cho các nhà đầu tư thuê dài hạn các cơ sở sẵn có để tiến hành các hoạt động trên lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao theo chủ trương xã hội hóa;
c) Thực hiện chính sách miễn giảm về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế, tín dụng theo các quy định hiện hành về khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập.
2. Các cơ sở văn hoá, thông tin, thể dục thể thao công lập, ngoài các hoạt động theo chương trình nhà nước giao, được tổ chức các loại hình kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề của cơ sở mình hoạt động theo Nghị định số 43/2006/ NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Ngoài phần cơ sở vật chất được nhà nước xây dựng, được phép gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế xây dựng và kinh doanh các hoạt động thuộc cùng ngành nghề theo quy hoạch, dự án được duyệt.

CHƯƠNG VII. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ


Các cơ quan quản lý nhà nước có quyền hạn và trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và pháp luật khác có liên quan, cụ thể như sau:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh
a) Ban hành các chính sách thu hút đầu tư và công bố danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh;
b) Giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính về đầu tư theo thẩm quyền;
c) Giải quyết các kiến nghị của các sở, ngành, địa phương và các nhà đầu tư có liên quan đến dự án và thực hiện đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Là đầu mối tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quá trình quản lý đầu tư và xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, cụ thể:
a) Hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ dự án đầu tư;
b) Thẩm tra trình UBND tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh;
c) Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện mục tiêu, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư quy định tại giấy chứng nhận đầu tư; định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện đầu tư từ khâu đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư đến khi dự án đi vào hoạt động kinh doanh;
d) Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổ chức giao ban giữa các ngành và địa phương có liên quan để thống nhất đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án và kiến nghị UBND tỉnh xử lý thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc nội dung đăng ký đầu tư đối với các dự án không thực hiện đúng nội dung cam kết.
đ) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn, thẩm định trình UBND tỉnh giải quyết hồ sơ giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và các vấn đề khác có liên quan đến sử dụng đất dự án theo quy định của pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;
b) Hướng dẫn chủ đầu tư lập các thủ tục liên quan đến môi trường và cấp các loại giấy tờ có liên quan môi trường khi chủ đầu tư đáp ứng đủ điều kiện theo yêu cầu của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra vị trí, cắm mốc giới khu đất tại thực địa; phối hợp với địa phương xác định tính hợp pháp việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân có đất nằm trong diện tích đất của dự án được chấp thuận đầu tư để làm cơ sở cho chủ đầu tư thực hiện.
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư.
4. Sở Xây dựng
a) Hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định; 
b) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan có ý kiến về xác định địa điểm, kiến trúc công trình, chỉ giới, quy hoạch và mật độ xây dựng dự án;
c) Thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án có xây dựng công trình theo thẩm quyền;
d) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về xây dựng liên quan đến hoạt động đầu tư và xử lý các vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công.
5. Sở Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp cùng các ngành tham mưu trình UBND tỉnh ban hành chính sách, đơn giá bồi thường thiệt hại về đất và tài sản, cây trồng trên đất; thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
b) Quyết định đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước đối với những trường hợp do UBND tỉnh quyết định cho thuê; trình UBND tỉnh quyết định giá giao đất cho các dự án đầu tư;
c) Hướng dẫn các nhà đầu tư nộp tiền ứng trước về bồi thường, giải phóng mặt bằng và hướng dẫn thủ tục khấu trừ tiền ứng trước vào tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
d) Phối hợp cùng các ngành liên quan kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các khó khăn vướng mắc về tài chính, kế toán, thuế và hải quan liên quan đến hoạt động đầu tư.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn chủ đầu tư lập hồ sơ kiểm kê tài nguyên rừng, lập phương án cải tạo rừng nghèo kiệt. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra và trình cấp thẩm quyền cấp phép khai thác rừng nằm trong diện tích được phép xây dựng các công trình; hướng dẫn chủ đầu tư việc nhập khẩu giống cây, con;
c) Thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án có xây dựng công trình theo thẩm quyền;
d) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm về sử dụng rừng và đất rừng; sử dụng và khai thác các công trình thủy lợi; việc xây dựng liên quan đến hoạt động đầu tư và xử lý các vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền, đảm bảo thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công.
7. Công an tỉnh
a) Hướng dẫn các chủ đầu tư lập hồ sơ về phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư về việc chấp hành các quy định của Chính phủ về an ninh trật tự;
b) Tiếp nhận và tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ phòng cháy, chữa cháy và cấp giấy chứng nhận cho các dự án theo quy định;
c) Quản lý an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ;
8. Ban quản lý các Khu công nghiệp
Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định và định kỳ báo cáo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thực hiện kiểm tra, giám sát các quan hệ tiền lương và thu nhập, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động và các quy định có liên quan của pháp luật về lao động; có đề án hỗ trợ đào tạo lao động cho các nhà đầu tư.
10. Các sở, ngành, cơ quan liên quan khác
Tất cả các sở, ngành có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, kiểm tra nội dung tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cũng như đề nghị UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư khi nhà đầu tư có vi phạm.
11. Uỷ ban nhân dân cấp huyện
a) Thỏa thuận địa điểm đầu tư theo thẩm quyền và nhận hồ sơ đăng ký đầu tư mà chủ đầu tư không yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư;
b) Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường và cấp phép xây dựng theo thẩm quyền;
c) Giải quyết yêu cầu của các sở, ngành và kiến nghị của chủ đầu tư có liên quan đến dự án và thực hiện đầu tư dự án trên địa bàn;
d) Quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn;
đ) Giới thiệu quỹ đất cho các dự án đầu tư trên địa bàn;
e) Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp mình lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định đối với các dự án đầu tư trên địa bàn; phê duyệt phương án theo thẩm quyền được phân cấp hoặc trình UBND tỉnh phê duyệt;
g) Xác định quá trình sử dụng đất làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xác định đền bù thiệt hại theo quy định;
h) Quyết định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước đối với những trường hợp do UBND cấp huyện quyết định cho thuê;
i) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao hoặc cho thuê đất thực hiện dự án đầu tư;
k) Phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định vị trí dự án, bàn giao đất dự án tại thực địa, thông báo quy hoạch sử dụng đất, thông báo thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi được phê duyệt;
l) Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, nắm tình hình và báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án trên địa bàn;
m) Chỉ đạo UBND xã, phường quản lý đất dự án bị thu hồi.
12. Uỷ ban nhân dân cấp xã
a) Phối hợp thẩm tra, xác nhận và chứng thực về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thu hồi đất;
b) Chịu trách nhiệm quản lý diện tích đất đã được bồi thường, giải tỏa và đất thuộc nhà nước quản lý không để cho dân lấn chiếm trái phép.
13. Quan hệ phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương
a) Cơ quan được cấp có thẩm quyền giao chủ trì thẩm định, thẩm tra khi gởi hồ sơ xin ý kiến các ngành, địa phương phải có văn bản ghi cụ thể phần, mục hoặc nội dung yêu cầu từng ngành, địa phương phải góp ý theo tiến độ quy định.
Khi có văn bản yêu cầu thẩm định, thẩm tra của cơ quan chủ trì, cơ quan được yêu cầu cho ý kiến phải trả lời bằng văn bản đúng thời gian quy định và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình, quá thời hạn quy định mà không có ý kiến trả lời, cơ quan chủ trì thẩm định, thẩm tra có quyền lập tờ trình hoặc giải quyết theo thẩm quyền, mọi sai sót xảy ra (nếu có) thì cơ quan được hỏi ý kiến mà không trả lời phải chịu trách nhiệm.
b) Các cuộc họp do cơ quan chủ trì thẩm định, thẩm tra tổ chức có mời các sở, ngành, địa phương thì ý kiến của người được cử tham dự về các vấn đề liên quan của ngành, địa phương mình là ý kiến chính thức của ngành, địa phương đó để cơ quan chủ trì kết luận hoặc quyết định.

CHƯƠNG VIII. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM


1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định này, có nhiều thành tích trong triển khai đầu tư thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các nội dung tại quy định này thì tùy theo đối tượng, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Xem thêm