Thủ tục đầu tư (Phần I)

NGUYỄN VĂN BÁCH
6/17/2012


CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG


1. Quy định này cụ thể hóa các quy định của Trung ương về quản lý đầu tư, triển khai các dự án đầu tư không sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Quy định này quy định các chính sách thu hút và định hướng đầu tư trên từng lĩnh vực; quy định trình tự thủ tục từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và phân công cụ thể cơ quan giải quyết các yêu cầu đó.
2. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi triển khai đầu tư dự án không sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm đều thực hiện theo quy định này và các quy định hiện hành khác của pháp luật về đầu tư.
3. Trường hợp có sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung các chế độ, chính sách, trình tự thủ tục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương ban hành khác với quy định này thì áp dụng theo quy định của Trung ương.

CHƯƠNG II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ


1. Dự án phải thoả thuận địa điểm đầu tư:
a) Chỉ những dự án đầu tư sử dụng đất công, tài sản công (trừ các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp) và những dự án thực hiện trên diện tích đất thuê của Nhà nước nhưng mục đích sử dụng đất được thuê (theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) không phù hợp với mục đích đầu tư của dự án mới cần phải có văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b) Các dự án quy định tại Điều 37, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (sau đây gọi tắt là Nghị định 108/2006/NĐ-CP).
c) Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư quy định tại điều này được thay cho văn bản thỏa thuận quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư, thay cho văn bản thỏa thuận cho lập dự án của người quản lý sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và thay cho văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền thỏa thuận địa điểm đầu tư:
a) Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án được quy định tại Điều 37, Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án quy định tại Điều 37, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
- Thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với các dự án có tổng mức đầu tư trên 50 tỷ đồng thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm và những dự án có tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng thuộc địa bàn các huyện còn lại trong tỉnh.
- Các dự án đầu tư có điều kiện không kể mức vốn.
c) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện):
- UBND thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với những dự án đầu tư trên địa phương mình có tổng mức đầu tư từ 50 tỷ đồng trở xuống (trừ các dự án đầu tư có điều kiện).
- UBND các huyện còn lại thỏa thuận địa điểm đầu tư đối với những dự án đầu tư trên địa phương mình có tổng mức đầu tư từ 30 tỷ đồng trở xuống (trừ các dự án đầu tư có điều kiện)
Văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư của UBND cấp huyện phải gửi về UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, chỉ đạo.
3. Hồ sơ đề nghị thoả thuận địa điểm đầu tư:
a) Văn bản đề nghị thỏa thuận địa điểm đầu tư, thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp hoặc cá nhân;
- Lĩnh vực đầu tư, mục tiêu đầu tư, sản phẩm chính;
- Tên dự án, tiến độ thực hiện, thời hạn hoạt động của dự án, dự kiến tổng vốn và nguồn vốn đầu tư cho dự án;
- Dự kiến quy mô, hình thức đầu tư;
- Dự kiến địa điểm đầu tư và nhu cầu sử dụng đất; trong đó xác định rõ đất dùng cho sản xuất, đất dùng cho nhà xưởng và văn phòng.
b) Các hồ sơ liên quan về tư cách pháp lý của chủ đầu tư (bản sao hợp lệ):
- Đối với doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản khác có giá trị tương đương;
- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
c) Các loại hồ sơ khác:
Bản đồ khu đất (nếu quy mô diện tích đất đăng ký đầu tư dưới 10 ha thì sử dụng bản đồ vị trí đất tỷ lệ 1/2.000, nếu quy mô diện tích đất đăng ký đầu tư từ 10 ha trở lên thì sử dụng bản đồ vị trí đất tỷ lệ 1/10.000);
d) Đối với các dự án xây dựng khu dân cư, khu đô thị mới, xây dựng hạ tầng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp; ngoài hồ sơ quy định tại các điểm a, b, c trên đây, nhà đầu tư phải có hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của chủ đầu tư theo điều kiện được quy định tại Điều 5, Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.
4. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
- Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND tỉnh: Hồ sơ nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận địa điểm đầu tư của UBND cấp huyện: Hồ sơ nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp huyện nơi có dự án.
5. Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trừ các dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Chính phủ).
6. Quy trình giải quyết:
a) Đối với các dự án thuộc thẩm quyền thỏa thuận địa điểm đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định, kiểm tra thực địa hoặc lấy ý kiến các ngành, địa phương có liên quan, lập văn bản trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh): 9 ngày.
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và trả hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư: 5 ngày.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày.
b) Đối với các dự án do UBND cấp huyện thoả thuận địa điểm đầu tư:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện nhận hồ sơ và chuyển Phòng Tài chính - Kế hoạch: 01 ngày;
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, tổ chức kiểm tra thực địa hoặc lấy ý kiến các ngành, địa phương có liên quan, lập văn bản trình UBND cấp huyện và chuyển lại hồ sơ cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: 9 ngày.
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chuyển hồ sơ cho Văn phòng UBND huyện trình UBND cấp huyện phê duyệt và trả kết quả: 5 ngày.
7. Kể từ ngày ký văn bản thỏa thuận địa điểm đầu tư, trong thời hạn 12 tháng đối với dự án thuỷ điện, 6 tháng đối với các dự án khác, chủ đầu tư phải có trách nhiệm trình hồ sơ giải trình kinh tế kỹ thuật đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Nếu quá thời hạn nêu trên mà chủ đầu tư chưa trình hồ sơ giải trình kinh tế kỹ thuật thì văn bản thỏa thuận chủ trương hết hiệu lực thi hành.
8. Trình tự, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án quy định tại Điều 37, Nghị định 108/2006/NĐ-CP: thực hiện theo Điều 11 quy định này.


1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư nằm trong khu công nghiệp và các dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm cả các dự án đầu tư quy định tại Điều 37, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Uỷ quyền cho UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ thuộc diện đăng ký đầu tư các dự án đầu tư trong nước nằm ngoài các khu công nghiệp mà chủ đầu tư không yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư. Không uỷ quyền cho UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận đầu tư.


1. Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2. Nhà đầu tư trong trường hợp quy định tại khoản 1 điều này có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Điều 5 quy định này.


1. Nhà đầu tư trong nước phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc các trường hợp sau:
a) Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định tại Điều 29, Luật Đầu tư;
b) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 37, Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
2. Địa điểm đăng ký đầu tư:
a) Nhà đầu tư đăng ký đầu tư tại UBND cấp huyện nơi có dự án đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp hoặc đăng ký đầu tư tại Ban quản lý các Khu công nghiệp đối với dự án đầu tư vào các khu công nghiệp;
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư có trách nhiệm trao giấy biên nhận ngay sau khi nhận được văn bản đăng ký đầu tư; đồng thời trong vòng 3 ngày, kể từ ngày trao giấy biên nhận có trách nhiệm sao gửi giấy biên nhận cho UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
3. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì nộp hồ sơ dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp hoặc nộp hồ sơ dự án tại Ban quản lý các Khu công nghiệp:
a) Đối với dự án do UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư: Thời gian giải quyết không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư (thông qua Văn phòng UBND tỉnh): 06 ngày;
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và trả hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư: 03 ngày;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư; Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm sao gửi giấy chứng nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ và sở quản lý ngành có liên quan, UBND cấp huyện nơi có dự án.
b) Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư; Ban Quản lý các Khu công nghiệp có trách nhiệm sao gửi giấy chứng nhận đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ và sở quản lý ngành có liên quan, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND cấp huyện nơi có dự án.


1. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Văn bản đăng ký đầu tư (theo mẫu);
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
3. Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 2 điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
c) Bản đăng ký thuế và giấy phép khắc dấu (nếu nhà đầu tư có nhu cầu);
4. Địa điểm, cơ quan, thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện theo khoản 3 Điều 5 quy định này.


1. Hồ sơ thẩm tra đầu tư, gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản có giá trị tương đương đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hợp lệ hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
d) Giải trình kinh tế kỹ thuật gồm các nội dung chủ yếu: Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường.
Đối với dự án đầu tư có xây dựng phải kèm theo bản vẽ bố trí sơ bộ tổng mặt bằng, các chỉ tiêu kiến trúc chủ yếu, phương án tuyến đối với công trình xây dựng theo tuyến (các bản vẽ phải thực hiện trên bản đồ địa hình);
Đối với dự án đầu tư sử dụng đất rừng phải kèm theo bản đồ hiện trạng rừng do chủ rừng ký và bản đồ quy hoạch sử dụng đất của chủ đầu tư.
đ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

2. Trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;
c) Bản đăng ký thuế và giấy phép khắc dấu (nếu nhà đầu tư có nhu cầu).
3. Nội dung thẩm tra:
a) Sự phù hợp với: quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.
Đối với các dự án thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch hoặc chưa có trong quy hoạch nêu trên thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch;
b) Nhu cầu sử dụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất;
c) Tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án;
d) Giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường.


1. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 quy định này;
b) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29, Luật Đầu tư và phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
2. Nội dung thẩm tra:
a) Thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện quy định tại Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan;
Cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư đề nghị các Bộ, ngành liên quan thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
Trường hợp các điều kiện đầu tư đã được pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư quyết định việc cấp giấy chứng nhận đầu tư mà không phải lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan;
b) Đối với dự án đầu tư trong nước, nếu dự án đã đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy trình đăng ký đầu tư quy định tại Điều 5 quy định này.


1. Hồ sơ thẩm tra đầu tư gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 quy định này;
b) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư và phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
2. Nội dung thẩm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 quy định này.


1. Các dự án đầu tư không thuộc phạm vi áp dụng tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8, 9 quy định này mà có sử dụng đất công và tài sản công đều thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư không kể quy mô và mức vốn đầu tư để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
2. Nội dung các hồ sơ đầu tư vừa sử dụng đất công vừa sử dụng đất mà các đối tượng khác đang sử dụng phải bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Nhà đầu tư khi lập thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư phải tách 2 phần rõ rệt các nội dung đầu tư, tiến độ thực hiện trên phần đất công và đất phải bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Nhà nước sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo tiến độ đầu tư của dự án.


1. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ, số lượng hồ sơ:
Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc:
- Đối với dự án do UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư: nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đối với dự án do Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư: Nộp hồ sơ tại Ban quản lý các Khu công nghiệp.
2. Quy trình và thời gian giải quyết (chỉ tính thời gian giải quyết tại các cơ quan trong tỉnh):
a) Đối với dự án do UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư: 33 ngày làm việc.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành có liên quan: 03 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ: 2 ngày.
- Sau khi nhận đầy đủ ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) lập báo cáo thẩm tra để trình Thủ tướng quyết định về chủ trương đầu tư: 18 ngày.
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư: 05 ngày.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) cấp giấy chứng nhận đầu tư sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: 3 ngày.
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư và trả hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư: 3 ngày.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả cho nhà đầu tư: 01 ngày.
- Không quá 15 ngày làm việc kể từ khi có giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư giao cho chủ đầu tư giấy đăng ký thuế và giấy phép khắc dấu (nếu nhà đầu tư có yêu cầu).
b) Đối với dự án do Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư: không quá 33 ngày làm việc.
- Ban quản lý các Khu công nghiệp tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, kiểm tra tính hợp lệ và gởi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban quản lý các Khu công nghiệp thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ: 03 ngày.
- Sau khi nhận đầy đủ ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan, Ban quản lý các Khu công nghiệp lập báo cáo thẩm tra, trình Thủ tướng quyết định về chủ trương đầu tư: 25 ngày.
- Sau khi nhận nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý các khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư và trả kết quả cho nhà đầu tư: 5 ngày.


1. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ, số lượng hồ sơ:
- Đối với dự án do UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư: nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; số lượng 8 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc.
- Đối với dự án do Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư: Nộp hồ sơ tại Ban quản lý các Khu công nghiệp; số lượng 4 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc.
2. Quy trình và thời gian giải quyết:
a) Đối với dự án do UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư: không quá 33 ngày làm việc.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Sở, ngành, địa phương có liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan: 03 ngày;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ: 02 ngày;
- Các cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình: 10 ngày, kể từ ngày Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ;
Nếu quá thời hạn lấy ý kiến, cơ quan được hỏi ý kiến không có văn bản thẩm tra thì xem như đồng ý với dự án.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra trình UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh) quyết định: 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến thẩm tra của các Sở, ngành.
- Văn phòng UBND tỉnh trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư (hoặc thông báo lý do bằng văn bản cho nhà đầu tư biết trong trường hợp dự án không được chấp nhận) và trả hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư: 4 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư trả kết quả cho nhà đầu tư: 1 ngày.
- Không quá 15 ngày làm việc kể từ khi có giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư giao cho chủ đầu tư giấy đăng ký thuế và giấy phép khắc dấu (nếu nhà đầu tư có yêu cầu).
b) Đối với dự án do Ban quản lý các Khu công nghiệp cấp giấy chứng nhận đầu tư: không quá 28 ngày làm việc.
- Ban quản lý các Khu công nghiệp tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư, kiểm tra tính hợp lệ và gởi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các sở, ngành, địa phương liên quan; nếu cần thiết thì lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan (trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Ban quản lý các Khu công nghiệp thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ): 03 ngày.
- Các cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình: 10 ngày, kể từ ngày Ban quản lý các Khu công nghiệp gửi hồ sơ.
Nếu quá thời hạn lấy ý kiến, cơ quan được hỏi ý kiến không có văn bản thẩm tra thì xem như đồng ý với dự án.
- Sau khi nhận đầy đủ ý kiến của các bộ, sở, ngành, địa phương liên quan, Ban quản lý các Khu công nghiệp tổng hợp, cấp giấy chứng nhận đầu tư (hoặc thông báo lý do bằng văn bản cho nhà đầu tư biết trong trường hợp dự án không được chấp nhận): 15 ngày.


Sau khi thực hiện đăng ký đầu tư hoặc được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng công trình (toàn bộ hoặc một phần các hạng mục công trình đã đăng ký hoặc được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư) gồm phần thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở như sau:
1. Nội dung phần thuyết minh của dự án:
a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.
c) Các giải pháp thực hiện bao gồm:
- Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;
- Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;
- Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;
- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và quản lý dự án.
d) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
đ) Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn; nguồn vốn và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
2. Nội dung thiết kế cơ sở của dự án:
a) Phần thuyết minh:
- Đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc; phương án và sơ đồ công nghệ đối với dự án có yêu cầu công nghệ;
- Phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.
b) Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu, bao gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng, phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
- Bản vẽ tổng mặt bằng và bản vẽ thể hiện phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;
- Sơ đồ công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
- Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của công trình; bản vẽ hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật công trình.
- Các dự án sử dụng rừng, đất rừng phải có:
+ Bản đồ đánh giá hiện trạng rừng;
+ Bản đồ bố trí sử dụng đất rừng theo mục tiêu dự án;


Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, chủ đầu tư phải trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở; cụ thể như sau:
1. Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở:
a) Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm A:
- Bộ Công thương thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều.
- Bộ Giao thông Vận tải thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư công trình giao thông.
- Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các dự án công nghiệp do Bộ Công thương thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.
b) Thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm B, C:
- Sở Công nghiệp (hoặc Sở Công thương) thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, đê điều.
- Sở Giao thông Vận tải thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư công trình giao thông.
- Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các dự án công nghiệp do Bộ Công thương thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu.
c) Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau:
- Sở (hoặc bộ) chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là một trong các sở (hoặc bộ) nêu tại điểm a, b khoản này có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án (được xác định là loại công trình có mức vốn đầu tư cao nhất của dự án).
- Sở (hoặc bộ) chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các sở (hoặc bộ) quản lý công trình chuyên ngành và cơ quan liên quan để thẩm định thiết kế cơ sở.
2. Nơi tiếp nhận hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Nơi tiếp nhận hồ sơ: Cơ quan Nhà nước thực hiện việc thẩm định thiết kế cơ sở nêu tại khoản 1 điều này là cơ quan trực tiếp tiếp nhận hồ sơ dự án kèm thiết kế cơ sở.
b) Số lượng hồ sơ phải nộp để thẩm định thiết kế cơ sở tùy thuộc cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở yêu cầu tương ứng với số cơ quan cần lấy ý kiến thẩm định; nhưng ít nhất phải có 7 bộ chính.
3. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở (ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ):
a) Dự án quan trọng quốc gia: không quá 30 ngày.
b) Dự án nhóm A: không quá 20 ngày.
c) Dự án nhóm B: không quá 15 ngày.
d) Dự án nhóm C: không quá 10 ngày.


Sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư là người đứng đầu tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh.


Tùy thuộc vào tính chất, quy mô, phạm vi hoạt động của dự án; chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc lập bản cam kết bảo vệ môi trường.
1. Các loại dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm:
a) Dự án công trình quan trọng quốc gia.
b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh được xếp hạng;
c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ;
d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề;
đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung;
e) Dự án khai thác sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn;
g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu tới môi trường.
Danh mục cụ thể các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 80/2006/NĐ-CP).
2. Các loại dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình và các loại dự án không quy định tại khoản 1 điều này thì phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
Dự án phải lập báo cáo tác động môi trường bổ sung là các loại dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 1 điều này nhưng:
a) Có thay đổi về địa điểm, quy mô, công suất thiết kế, công nghệ của dự án;
b) Sau 24 tháng kể từ ngày báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, dự án chưa triển khai thực hiện.
4. Các dự án được quy định phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường chỉ được cấp phép xây dựng, khai thác và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.


1. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT).
2. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung thực hiện theo phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT.
3. Nội dung cam kết bảo vệ môi trường:
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường thực hiện theo phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT.


1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường: 01 bản;
- Dự án đầu tư: 01 bộ;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường: 07 bộ
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết:
- Đối với các dự án do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (theo phục lục II ban hành kèm theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ): Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt báo cáo.
- Đối với dự án do UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Thời gian giải quyết tại các cơ quan chức năng của tỉnh: không quá 50 ngày làm việc.
c) Quy trình giải quyết đối với các trường hợp do UBND tỉnh phê duyệt:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: không quá 5 ngày. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho chủ dự án điều chỉnh, bổ sung để tiến hành thẩm định;
- Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định: không quá 30 ngày;
(Trường hợp cần phải bổ sung, điều chỉnh hồ sơ theo kết quả thẩm định, Sở Tài nguyên và Môi trường, tổng hợp, thông báo cho chủ đầu tư để bổ sung, điều chỉnh và nộp lại hồ sơ).
- Sau khi chủ đầu tư bổ sung, điều chỉnh theo yêu cầu thẩm định và nộp lại hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, trình UBND tỉnh: không quá 10 ngày;
- UBND tỉnh phê duyệt: không quá 5 ngày.
2) Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: 01 bản;
- Bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt: 01 bộ;
- Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đó: 01 bản;
- Bản giải trình về nội dung điều chỉnh dự án đầu tư: 01 bản;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung: 05 bộ.
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, phê duyệt:
Cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đó là cơ quan tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
d) Thời gian, quy trình giải quyết đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh: không quá 30 ngày làm việc:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp trình UBND tỉnh: không quá 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- UBND tỉnh phê duyệt: không quá 5 ngày.
3. Bản cam kết bảo vệ môi trường:
a) Thành phần hồ sơ, gồm:
- Dự án đầu tư: 01 bộ;
- Bản cam kết bảo vệ môi trường: 03 bản.
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có dự án.
c) Thời gian gỉai quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Quy trình giải quyết:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, trình UBND cấp huyện sở tại: 03 ngày;
- UBND cấp huyện xác nhận và trả kết quả cho Phòng Tài nguyên và Môi trường để trả cho chủ đầu tư: 02 ngày.

Xem thêm