Đường cấp AH là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đường cấp AH được phân ra hai loại là địa hình đồng bằng (AH) và miền núi (AHMN).
1. Đường cấp AH
Tiêu chuẩn kỹ thuật của đường cấp AH lấy tương đương với đường cấp VI (TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế) cụ thể như sau:
- Tốc độ tính toán: 30 Km/h;
- Số làn xe ô tô: 1 làn;
- Chiều rộng mặt đường: 3,5m;
- Chiều rộng lề đường: 1,5m;
- Chiều rộng nền đường: 6,5m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: 30m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: 60m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 350m;
- Chiều dài tầm nhìn hãm xe: 30m;
- Chiều dài tầm nhìn trước xe ngược chiều: 60m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 9%;
- Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn: 400m;
- Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường: 600m;
- Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn: 250m;
- Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu thông thường: 400m;
- Chiều dài lớn nhất của dốc dọc: 400m
- Tĩnh không thông xe: 4,5m.
2. Đường AHMN loại địa hình miền núi
- Tốc độ tính toán: 20 Km/h;
- Số làn xe ô tô: 1 làn;
- Chiều rộng mặt đường: 3,5m;
- Chiều rộng lề đường: 1,25m;
- Chiều rộng của nền đường: 6,0m;
- Độ dốc siêu cao lớn nhất: 6%;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu giới hạn: 15m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu thông thường: 50m;
- Bán kính đường cong nằm tối thiểu không siêu cao: 250m;
- Chiều dài tầm nhìn hãm xe: 20m;
- Chiều dài tầm nhìn trước xe ngược chiều: 40m;
- Độ dốc dọc lớn nhất: 11%;
- Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu giới hạn: 200m;
- Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu thông thường: 200m;
- Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu giới hạn: 100m;
- Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu thông thường: 200m;
- Chiều dài lớn nhất của dốc dọc: 300m;
- Tĩnh không thông xe: 4,5m.